Phụ Nữ Sức Khỏe

Đừng thờ ơ với bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng não ở trẻ do virus viêm não Nhật Bản gây ra, lây truyền qua vết muỗi đốt.

Cán bộ Trạm Y tế thị trấn Vị Xuyên (Hà Giang) tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ em. Ảnh: INT

Nguyên nhân trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản là do nhiễm virus viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis virus - JEV) qua đường muỗi đốt, thường là loại muỗi Culex tritaeniorhynchus.

Nhóm chiếm 75% ca tử vong

Ngày 9/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm 2023 là một bé trai 5 tuổi ở huyện Phúc Thọ. Theo CDC Hà Nội, ngày 19/9, bé trai xuất hiện các biểu hiện như: Sốt cao, đau đầu, mệt mỏi…

Đến ngày 25/9, cháu bé vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, bệnh nhi được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả dương tính với virus viêm não Nhật Bản. Trước đó, bệnh nhi này đã tiêm 3 mũi cơ bản vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng não ở trẻ do virus viêm não Nhật Bản gây ra, lây truyền qua vết muỗi đốt. Trẻ ở nhóm tuổi 0 - 14 tuổi chiếm đến 75% các ca tử vong. Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch liên Chi hội truyền nhiễm TPHCM cho biết, viêm não Nhật Bản có từ “viêm não” có nghĩa là bị viêm cấu trúc của não, mô não bị viêm.

Trong khi đó, não là cơ quan điều chỉnh hết các vận động, tư duy. Triệu chứng thường sẽ là sốt cao đột ngột, sau đó ảnh hưởng tới phần cấu trúc não có thể em bé lơ mơ, nôn ói, đau đầu, lâu dần sẽ co giật, hôn mê và hôn mê nặng tới mức không thở được. Toàn bộ điều chỉnh về mạch huyết áp cũng không thực hiện được, cuối cùng dẫn đến tử vong ở trẻ.

Theo chuyên gia này, nguyên nhân trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản là do nhiễm virus viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis virus - JEV) qua đường muỗi đốt, thường là loại muỗi Culex tritaeniorhynchus.

Nguồn chứa virus chủ yếu là lợn và chim, lây truyền qua người thông qua muỗi Culex - loài muỗi tăng sinh mạnh ở nước ta vào các tháng mưa, nóng. Muỗi sẽ bị nhiễm virus sau khi hút máu các loài động vật bị bệnh.

Virus JEV thuộc nhóm B, họ Togaviridae, chủng Flavivirus. Virus bị bất hoạt ở 56 độ C sau 30 phút và 100 độ C sau 2 phút. Virus này liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và virus Tây sông Nile. Virus này tồn tại trong muỗi, lợn, các loài chim nước.

Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, virus viêm não Nhật Bản thường lây truyền mạnh vào mùa mưa và thời điểm trước thu hoạch ở vùng trồng lúa. Ở Việt Nam, muỗi Culex đa số xuất hiện ở miền Bắc, những tháng mùa Hè. Muỗi Culex thường đẻ trứng trong ruộng lúa, kênh mương.

Trường hợp đầu tiên mắc bệnh do virus viêm não Nhật Bản được ghi nhận vào năm 1871 tại Nhật Bản. Bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em. Bệnh có nhiều biểu hiện, từ những thay đổi nhỏ trong hành vi cho đến những triệu chứng nghiêm trọng như mù, suy nhược cơ thể, rối loạn vận động… Bệnh xuất hiện chủ yếu ở các vùng nông thôn ở châu Á.

Bệnh không lây từ người sang người

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virus viêm não Nhật Bản là nguyên nhân chính gây bệnh viêm não do virus ở nhiều nước châu Á. Có khoảng 68.000 ca mắc hàng năm trên toàn cầu, trong đó có khoảng từ 13.600 đến 20.400 trường hợp tử vong.

ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng - Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Đồng thời, bệnh không lây khi ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hay tiếp xúc gần với người mắc.

“Tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản mang ý nghĩa quan trọng trong việc phòng bệnh cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Trẻ cần được tiêm vắc-xin sớm, đúng lịch, đặc biệt các mũi vắc-xin nhắc lại để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, nhất là trong mùa cao điểm dịch bệnh từ tháng 4 - tháng 10 mùa mưa, trong giai đoạn nhập học của trẻ”, chuyên gia khuyến cáo.

Có 4 loại vắc-xin ngừa bệnh viêm não Nhật Bản đang được lưu hành trên thế giới. Đó là loại vắc-xin bất hoạt có nguồn gốc từ não chuột, vắc-xin bất hoạt có nguồn gốc từ tế bào Vero, vắc-xin sống giảm độc lực và vắc-xin sống tái tổ hợp (chimeric).

Tại Việt Nam, 2 loại vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản là Jevax (Việt Nam) và Imojev (Sanofi Pasteur - Pháp). Jevax là vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản cho mọi nhóm từ 12 tháng tuổi trở lên. Đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi, liều vắc-xin là 0,5ml. Trẻ em từ 36 tháng trở lên cần tiêm liều vắc-xin là 1ml.

Trong đó, với vắc-xin Jevax, cần tiêm 3 mũi. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 khoảng 2 tuần. Mũi 3 tiêm sau mũi 2 khoảng 1 năm. Sau mỗi 3 năm, trẻ nên tiêm nhắc lại một liều để duy trì miễn dịch cho đến 15 tuổi. Những người lớn cũng nên tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não xảy ra.

Trong khi đó, Imojev là vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên. Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi (chưa tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản lần nào), mũi 2 tiêm cách mũi đầu tiên 1 năm. Đối với người tròn 18 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.

Trước đây, đặc biệt tại Việt Nam, vắc-xin viêm não Nhật Bản Jevax chỉ sử dụng cho trẻ từ 12 tháng trở lên với tổng liều cơ bản là 3 liều. Sau 3 mũi này, để có khả năng bảo vệ bệnh tốt thì phải nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần cho tới 15 tuổi. Liều nhắc này rất là quan trọng. Tuy nhiên, vì mỗi 3 năm nhắc lại một lần, nên có một số phụ huynh cũng thường sẽ bỏ sót.

Theo ThS Kim Phượng, Việt Nam đã có vắc-xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Lợi thế thứ 2 là tổng liều trong cả cuộc đời trẻ dưới 18 tuổi chỉ cần tiêm 2 liều. Trong khi đó, người trên 18 tuổi chỉ cần tiêm 1 liều với khả năng bảo vệ lâu dài thì đây là thuận lợi rất là lớn.

Chuyên gia này nhấn mạnh, dù viêm não Nhật Bản ở trẻ em là căn bệnh gây “ác mộng” với hàng triệu gia đình, nhưng có thể phòng ngừa hoàn toàn được bằng vắc-xin. Trẻ em, người lớn chưa có miễn dịch tuyệt đối không “thờ ơ” với bệnh. Người dân cần nhanh chóng tiêm đủ vắc-xin để phòng bệnh hiệu quả.

Theo Vân Huyền/Giáo dục và Thời Đại

Tin liên quan

Điểm danh những bộ phận "cực độc" của gà, nhiều người không biết tưởng bổ, nạp vào người chẳng khác...

Thịt gà nhiều giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên một số bộ phận của loại gia cầm...

Cụ ông 75 tuổi bỗng "nở ngực" bất thường vì căn bệnh tưởng phụ nữ mới mắc

Khoảng 1 tháng trước khi vào viện, cụ ông thấy khối u vú trái to dần, đau tức tuyến vú...

Nguy hiểm khi người tiểu đường mắc sốt xuất huyết

Thời gian qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương thường xuyên tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết nặng kèm...

Hà Nội ghi nhận hơn 2.000 ca sốt xuất huyết trong 1 tuần, gió mùa có làm hạ dịch?

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, chỉ trong tuần qua, Hà Nội đã có...

Thêm đường vào trà và cà phê có hại cho sức khỏe không: Chuyên gia tiết lộ sự thật bất...

Một nghiên cứu cho biết có kết quả mới về tác động đến sức khỏe tổng thể của cơ thể...

Dành 22 phút mỗi ngày để làm điều này, giúp giảm nguy cơ tử vong sớm, bớt lo đột quỵ,...

Một nghiên cứu cho thấy những người dành nhiều thời gian ngồi nhiều hơn trong ngày sẽ nhận ra được...

NÓNG: Phát hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên trong lịch sử tại vùng Nam Cực, đe...

Nỗi lo dịch cúm gia cầm đang lan rộng trong vùng đất Nam Cực lạnh giá này, đe dọa đến...

Tin mới nhất

Có con thành đạt nhưng nhiều cha mẹ hối tiếc vì 4 điều này

2 ngày 17 giờ trước

Vì sao con của giới thượng lưu trên thế giới thường có chiều cao vượt trội?

2 ngày 18 giờ trước

Câu chuyện xúc động sau hình ảnh da rạn khi mang thai

2 ngày 19 giờ trước

Giải đáp: Phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không?

2 ngày 19 giờ trước

Nhau thai bám thấp có sinh thường được không?

2 ngày 19 giờ trước

Bệnh Alexander ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

2 ngày 20 giờ trước

Bé 4 tháng tuổi bị vẹo cổ vì gia đình cho làm việc này quá sớm

10/12/2024 06:13

Nhau bám thấp có nguy hiểm không và cách kiểm soát phù hợp

09/12/2024 12:26

Kiểm tra thai máy bằng cách nào?

09/12/2024 12:25

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình