Nội dung bài viết
Dân gian cho rằng “phụ nữ sinh xong như con cua lột” nhằm chỉ các bà đẻ nên dành thời gian nghỉ ngơi trong giai đoạn đầu sau sinh, do cơ thể lúc này rất yếu ớt nên sẽ dễ chịu ảnh hưởng dưới những tác động xấu từ bên ngoài.
Mẹ dù sinh thường hay sinh mổ đều phải trải qua cuộc vượt cạn đầy khó khăn nguy hiểm, sau sinh cần được chăm sóc nghỉ ngơi để cơ thể sớm bình phục và có sức khỏe chăm bé. Thời gian này không được ra ngoài hay gọi là thời gian ở cữ. Nhưng sau sinh bao lâu thì được ra đường không phải mẹ nào cũng nắm rõ.
Có không ít chị em vì lí do công việc mà phải trở lại làm việc càng sớm sau sinh càng tốt. Tuy nhiên, bất kỳ bà đẻ nào cũng cần có thời gian ở cữ để hồi phục sức khỏe sau sinh nở. Thế nên thời gian sau sinh bao lâu thì được ra đường chủ yếu sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe người mẹ đã ổn định lại hay chưa.
Sau sinh bao lâu thì được ra đường?
Chuyện ở cữ sau khi sinh con đối với phụ nữ là điều cần thiết để phục hồi cơ thể và tinh thần sau những tổn thương trong quá trình sinh nở. Theo quan niệm dân gian, ông bà ta thường căn dặn phụ nữ sau sinh cần kiêng cữ đủ 3 tháng 10 ngày mới được ra ngoài đi lại và làm việc bình thường.
Tuy nhiên ngày nay, quan niệm này được coi là cổ hủ, không đúng đắn theo chuẩn khoa học, nên đa số phụ nữ hiện đại thường ra ngoài sau sinh rất sớm. Điều này làm cho nhiều chị em phụ nữ mới sinh con lần đầu khá hoang mang, không biết mình nên ở cữ sau sinh bao lâu thì hợp lý.
Trong thời gian ở cữ, nhiều gia đình sẽ bắt buộc sản phụ nằm nghỉ ngơi một chỗ và kiêng đi lại để cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn. Giai đoạn này sẽ khiến nhiều chị em hẳn rất khó chịu khi cứ phải dính chặt mình trên giường, thậm chí không được ra khỏi phòng vì nhiều kiêng kỵ được đồn đoán.
Thế nên, nếu xét theo quan niệm dân gian thì sẽ mất khoảng một tháng để mẹ sinh xong có thể ra đường như bình thường sau khi sinh xong. Sau sinh bao lâu thì được ra đường còn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, việc mẹ sinh mổ hay sinh thường.
Theo ý kiến chuyên môn, sản phụ có thể đi lại bình thường ngay sau đó (nếu sinh thường) để tăng cường tuần hoàn máu, việc vận động sau sinh nhẹ nhàng còn giúp thúc đẩy khả năng hồi phục cho cơ thể.
Hiện nay, sau sinh bao lâu thì được ra đường chủ yếu phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ. Mẹ vẫn có thể đi lại quanh nhà nếu cảm thấy cơ thể mình đã ổn nhưng vẫn nên hạn chế ra ngoài đường, nơi công cộng để tránh nhiễm bệnh và lây nhiễm cho con. Khi trẻ bắt đầu cứng cáp hơn thì mẹ mới nên bế bé ra ngoài để con làm quen với không khí mới lạ.
Có nên ở cữ sau sinh không?
Quan niệm về ở cữ hay kiêng khem sau sinh trong xã hội hiện đại khác nhiều so với trước đây. Do đó phụ nữ cần hiều biết tránh nghe hoàn toàn theo kinh nghiệm dân gian.
Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa sản thì giờ đầu tiên sau sinh, các mẹ sẽ được theo dõi dấu hiệu sau sinh. Nguyên tắc sau sinh các mẹ không được nằm gối cao trong 8 giờ đầu để máu có thể tuần hoàn đến não.
Trong trường hợp sản phụ có dùng biện pháp đẻ không đau trong lúc sinh thì có thể đứng dậy đi lại sau 1 ngày, những sản phụ không gây tê ngoài màng cứng thì có thể vận động 6 giờ sau đó.
Sang ngày hôm sau, sản phụ cần tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch, nên sử dụng vòi hoa sen và tắm bằng nước ấm, thời gian tắm không quá 10 phút. Điều này giúp các lỗ chân lông thông thoáng, tránh nhiễm trùng da do bụi bẩn và mồ hôi tiết ra khi chuyển dạ.
Theo những chia sẻ trên đây thì việc ở cữ là cần thiết nhưng không cần kiêng cữ quá mức và không cần nhiều thời gian như quan niệm dân gian.
Thời gian ở cữ như thế nào?
Thời gian ở cữ được chia làm ba giai đoạn là giai đoạn bài tiết, giai đoạn điều tiết và giai đoạn bồi bổ.
Trong giai đoạn đầu tiên, mẹ bầu cần loại bỏ đi lượng nước (sản dịch ứ đọng, độc tố, sót nhau,…) trong cơ thể ra ngoài. Sản phụ nên ăn các món canh hầm, cháo lỏng và uống thật nhiều nước lọc, nước trái cây tươi để bổ sung vitamin giúp đào thải độc tố.
Giai đoạn tiếp theo là lúc mẹ cần lấy lại sự dẻo dai cho cơ thể, đặc biệt là vùng bụng, chức năng hệ cơ và xương chậu bằng cách đi lại quanh nhà. Hạn chế nằm một chỗ sẽ gây ứ đọng sản dịch và mẹ cũng không nên ăn các loại dưa muối, trái cây muối chua để tránh các vấn đề trong hệ tiêu hóa.
Hoa quả sản phụ nên ăn như cam quý, đu đủ, táo, nho, bơ... những loại quả giúp tăng sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục cho bà đẻ và đảm bảo nguồn sữa cho con.
Sản phụ nên kiêng cữ sau sinh như thế nào?
Sau khi sinh, kiêng ra đường là một trong những vấn đề cần kiêng khem kỹ khi ở cữ.
Sau sinh bao lâu thì được ra đường không chỉ là điều duy nhất mẹ cần lưu ý. Trong thời gian ở cữ, có rất nhiều vấn đề mẹ nên kiêng thực hiện để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất cho việc chăm sóc bé sơ sinh. Cụ thể mẹ hãy lưu ý:
- Mẹ nên giữ ấm cho cơ thể bằng các bộ quần áo dài tay, chất liệu thấm hút tốt và đi tất chân.
- Sử dụng nước ấm sạch để tắm, gội, đánh răng và tuyệt đối không ngâm mình trong bồn nước nóng vì sẽ dễ khiến mẹ bị cảm sau sinh. Tránh kiêng tắm gội lâu như dân gian khuyên.
- Không nên nằm lì một chỗ sẽ làm chậm quá trình hồi phục của tử cung, thay vào đó hãy đi lại nhẹ nhàng và không làm việc nặng, tập thể dục mạnh.
- Mẹ bỉm sữa nên có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng thời gian sau sinh
- Thời gian ở cữ mẹ có thể dùng đai quấn bụng với muối rang, khuyến khích dùng đai vải mềm và không nên quấn quá chặt hay sử dụng gen bụng bán sẵn.
- Trong 2 – 3 ngày đầu sau sinh mẹ nên nằm ở tư thế vắt chân để sản dịch chảy hết ra ngoài, hoặc uống nước rau ngót để kích thích tử cung đào thải hết lượng sản dịch sau sinh.
- Nếu mẹ bị đau nhức vùng bụng thì hãy dùng một túi chườm nóng đặt lên vùng bụng, tương tự nếu cơn đau xuất hiện ở lưng, bẹn, đùi, đầu gối…
- Sản phụ không nên ngồi xổm hay ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi vì nó khiến cho tử cung lâu hồi phục, dễ bị sa tử cung sau sinh.