Phụ Nữ Sức Khỏe

4 bộ phận cực kì quan trọng mẹ nào cũng cần phải kiểm tra sau khi sinh em bé

Sau khi sinh con, ngoài việc bắt đầu chăm sóc em bé hãy nhớ quay lại bệnh viện để kiểm tra những vấn đề về sức khoẻ như phục hồi vết thương, kích thước tử cung, xương chậu, và kiểm tra ngực. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào hãy điều trị sớm và tránh để lại di chứng trong tương lai.

Tình trạng sức khỏe phụ nữ sau sinh

Sau khi sinh em bé. những thay đổi về sinh lý trên cơ thể của người mẹ sẽ biến chuyển đáng kể và tác động trực tiếp đến sức khỏe của họ say này.

Bác sĩ phụ sản Xu Yinglun của Bệnh viện Chimei giải thích : “Các bà mẹ sau sinh cần quan sát tình trạng phục hồi thể chất trong tuần đầu và những tuần sau để thông báo chính xác cho bác sĩ khi tái khám nhằm giúp họ phục hồi nhanh hơn”.

Phương pháp sinh nở tự nhiên

Đối với trường hợp phụ nữ sinh nở tự nhiên nên quay lại phòng khám trong khoảng 4 - 6 tuần. Vì vết thương chủ yếu ở âm đạo và nhỏ hơn so với phương pháp đẻ mổ nên sẽ hồi phục nhanh hơn. Trừ khi thai nhi quá lớn, tốc độ sinh quá nhanh hoặc áp dụng lực không phù hợp trong quá trình rặn đẻ, vết thương mới bị rách lớn (thường được gọi là rách cấp độ 4) và nguy cơ nhiễm trùng tăng lên đáng kể. Trong trường hợp này, người mẹ sẽ phải chăm sóc cẩn thận hơn. 

4 bo phan phai kiem tra sau sinh

Sinh mổ tự nhiên sẽ nhanh lành hơn - Ảnh: internet

Phương pháp mổ đẻ

Một đến hai tuần sau khi sinh, người mẹ có thể quay lại bệnh viện để kiểm tra sự phục hồi của vết thương. Nếu vết mổ bị loang, phụ nữ cũng có thể xác nhận và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa hình thành sẹo về sau.

4 bo phan phai kiem tra sau sinh 2

Mổ đẻ cũng đã có phương pháp thẩm mỹ tiến bộ - Ảnh: internet

Sau khi sinh em bé phụ nữ cần phải kiểm 4 bộ phận quan trọng sau:

1. Khám tử cung 

Kiểm tra chiều dài của cổ tử cung với cùng độ dài như trước khi sinh thông qua tư vấn của bác sĩ. Sau khi sinh, tử cung sẽ trở lại kích thước như trước khi mang thai (khoảng một nắm tay) trong 6 đến 8 tuần. Sau sinh từ 6 đến 8 tuần nếu chất nhầy ở cổ tử cung có màu đỏ tươi là dấu hiệu đáng lo ngại, cần đến gặp bác sĩ ngay.

4 bo phan phai kiem tra sau sinh 3

Bác sĩ Xu Yinglun cho biết nếu chất nhầy trở lại trong thời kỳ này vẫn còn nhiều bọt, màu quá thẫm, mùi tanh hoặc kèm theo đau bụng có thể người phụ nữ đó đã bị nhiễm trùng. Cần phải điều trị bằng kháng sinh và các loại thuốc khác. Nếu chất nhầy có màu trắng trong, người mẹ sức khỏe của mẹ bình thường không cần phải lo ngại gì.

4 bo phan phai kiem tra sau sinh 4

Kiểm tra chiều dài của cổ tử cung với cùng độ dài như trước khi sinh thông qua tư vấn của bác sĩ - Ảnh: internet

2. Khám đường tiết niệu

Các cơ xương chậu và các mô cơ khác hỗ trợ trong quá trình mang thai cũng sẽ tương đối “lỏng lẻo” sau sinh. Bác sĩ Yingying Xu chỉ ra các hiện tượng giãn vùng xương chậu thường gặp bao gồm: sa bàng quang, giãn tử cung, sa trực tràng, tiểu không tự chủ...

Những hiện tượng này sẽ dần hồi phục trong vòng một tháng, bác sĩ gợi ý các bà mẹ sinh con tự nhiên có thể bắt đầu tập thể dục vùng tác động lên vùng xương chậu sau khi sinh, để phục hồi co thắt âm đạo và giảm khả năng tiểu không tự chủ hoặc sa tử cung.

 

4 bo phan phai kiem tra sau sinh 6

Một số bà mẹ có thể gặp khó khăn khi đi tiểu trong một thời gian dài thì nên kiểm tra đường tiết niệu sau sinh - Ảnh: internet

Ngược lại, một số bà mẹ có thể gặp khó khăn khi đi tiểu trong một thời gian dài, nên kiểm tra đường tiết niệu sau sinh, nguyên nhân của việc này là do trong quá trình mang thai đầu thai nhi chèn ép vào đường tiết niệu. Các mẹ cần phải để ý sau khi sinh từ 4 đến 6 tiếng đầu có thể đi tiểu hay không. Vì giữ nước tiểu dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

3. Khám ngực

Để đáp ứng nhu cầu bú sữa của bé, kích thước bầu ngực sau sinh sẽ tiếp tục tăng lên và căng cho đến khi cai sữa.

Khoảng 3 đến 4 ngày sau sinh là thời gian bầu ngực chuẩn bị tiết sữa dồi dào. Đây cũng là giai đoạn vàng để thiết lập một lượng sữa ổn định.

Sau 4 đến 6 tuần sinh nở, ngoài việc quan tâm đến tình trạng cho con bú của bà mẹ, cần phải đánh giá xem có bị tắc tia sữa, đỏ và viêm, đau cục bộ, vón cục và thậm chí có sốt, ớn lạnh hay không. Nếu bạn có các triệu chứng trên, điều đó có nghĩa là bầu ngực của bạn bị nhiễm trùng và cần được điều trị ngay.

4 bo phan phai kiem tra sau sinh 7

Sau 4 đến 6 tuần sinh nở, ngoài việc quan tâm đến tình trạng cho con bú của bà mẹ thì cần phải đánh giá bầu ngực của mình có bình thường không - Ảnh: internet

4. Phục hồi vết thương

Sau khoảng 4 đến 6 tuần sinh con, việc phục hồi vết thương cũng là trọng tâm của quá trình kiểm tra. Các bà mẹ sinh nở tự nhiên đôi khi cần phải cắt chỉ ở vết thương khi khâu âm đạo trong quá trình sinh, mục đích là để kiểm soát hướng và kích thước của vết thương. Hiện tại, với sự tiến bộ của y học, bác sĩ có thể dùng chỉ tự tiêu và phụ nữ không cần đến bệnh viện cắt chỉ nữa.

Người mẹ sinh mổ được khuyên hãy quay lại bệnh viện trong 1 đến 2 tuần đầu, để xác định xem vết mổ có bị viêm, đỏ, sưng hoặc đã lành chưa. Với sự phát triển tiên tiến của y học hiện nay, việc mở mổ lấy thai ngày càng đơn giản vết mổ nhỏ hơn và chỉ khâu được làm bằng các vật liệu có thể tự tiêu khiến vết thương phục hồi nhanh hơn.

4 bo phan phai kiem tra sau sinh 10

Việc phục hồi vết thương cũng là trọng tâm của việc kiểm tra - Ảnh: internet

Như vậy, sau khi sinh nhất định các mẹ phải kiểm tra 4 bộ phận quan trọng đã được bác sĩ khuyên để giữ được sức khỏe tốt nhất. Muốn chăm sóc em bé tốt, trước tiên các mẹ phải biết chăm sóc chính bản thân.

Subin (Theo Mom Baby)

Tin liên quan

Bôi rượu gừng nghệ làm ấm cơ thể, giúp bụng nhỏ sau sinh: Bác sĩ nói gì?

Nhiều chị em mách nhau kinh nghiệm sau sinh nên bôi rượu gừng nghệ để da dẻ hồng hào, giúp...

8 loại nhiễm trùng nguy hiểm cần cảnh giác khi mang thai

Để yên tâm và cảm thấy tự tin hơn, chị em nên tìm hiểu về các dấu hiệu cũng như...

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu liệu có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì? Cách chữa trị...

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, nguyên nhân vì đâu?

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng là tình trạng rất hiếm gặp. Tuy nhiên chúng vẫn có thể...

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 báo động điều này

Bà bầu đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 đa phần là biểu hiện thường gặp và...

Tư thế nằm khi bị dọa sảy thai an toàn cho mẹ bầu

Khi mang bầu, mẹ bầu cần chú ý tư thế nằm khi bị dọa sảy thai đúng và phù hợp...

Bà bầu sau sinh khá lâu nhưng người thì trở lại trắng phau, kẻ thì da bụng và ngực vẫn...

Mang thai không phải chỉ là việc bạn đeo chiếc balo ngược mà còn ám ảnh bởi da thâm đen,...

Tin mới nhất

Mỹ nhân phim giờ vàng VTV gây sốt vì nhan sắc quá trẻ đẹp ở tuổi tứ tuần, làm mẹ...

12 phút trước

Vương Hạc Đệ gây sốt với nụ cười tỏa nắng, hình ảnh đảm đang bếp núc trong show truyền hình...

15 phút trước

Cách trị mụn bằng khổ qua

53 phút trước

Phùng Ngọc - "Thằng Cò" phim Đất Phương Nam lấy vợ lần 2, lễ cưới được tổ chức giản dị...

3 giờ trước

Tập gym có tác dụng gì? Tìm hiểu 7 lợi ích không thể bỏ qua

3 giờ trước

Nghiên cứu mới chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa chất nhũ hóa thực phẩm và bệnh tiểu đường

3 giờ trước

Lý do phụ nữ ngủ kém hơn nam giới

3 giờ trước

Danh tính sao nữ từng che ô cho Lưu Diệc Phi 18 năm, bất ngờ 'vụt sáng', vươn tầm đỉnh...

3 giờ trước

Hướng dẫn cách giảm cân bằng mướp đắng tại nhà với chi phí rẻ bèo

1 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình