Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu ăn lươn trong thai kỳ có tốt không?

Lươn có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng chế biến thành những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Chính vì thế lươn là món ăn yêu thích của nhiều người Việt Nam. Nhưng đối với các mẹ bầu thì sao, bà bầu ăn lươn có tốt không?

Bà bầu ăn lươn tác dụng gì cho sức khỏe?

Rất nhiều chị em thắc mắc bà bầu ăn lươn có tốt không? Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100 gram thịt lươn có chứa 18.7g chất đạm, 0.9g chất béo, 39 mg canxi, 1.6 mg chất sắt và nhiều loại khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.

Đặc biệt, hàm lượng vitamin A trong lươn rất cao, đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng các loại thực phẩm giàu vitamin A. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng món lươn còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho mẹ bầu.

ba bau an luon co tot khong 6
Cứ 100 gram thịt lươn sẽ cung cấp khoảng 300 calories cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Nguồn năng lượng dồi dào: Cứ 100 gram thịt lươn sẽ cung cấp khoảng 300 calories cho cơ thể, giúp mẹ duy trì các hoạt động bình thường trong ngày và ngăn ngừa triệu chứng mệt mỏi trong thai kỳ.

Bổ sung protein: Trung bình cứ mỗi kg trọng lượng cơ thể, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 1g protein để nuôi dưỡng và hỗ trợ cho sự phát triển của em bé. Nếu đã chán ăn thịt, cá, thì lươn sẽ là một lựa chọn hoàn hảo dành cho các mẹ bầu. Mỗi 100 gram lươn sẽ cung cấp khoảng 18,4 gam protein. Đây là một con số không hề “kém cạnh” so với các nguồn protein khác.

Giúp cơ thể duy trì sức sống và năng lượng: Không chỉ mẹ bầu mà cả em bé trong bụng cũng rất cần protein để phát triển trong suốt thai kỳ. Khoảng 20% cơ thể bạn được tạo nên bởi protein, thiếu đi dưỡng chất này chắc chắn rằng cơ thể sẽ không thể hoạt động.

Ngăn ngừa nguy cơ thừa cân: Axit amin arginine trong lươn có tác dụng giảm thiểu sự tích tụ chất béo trong cơ thể, giúp mẹ bầu kiểm soát phần nào mức độ tăng cân khi mang thai.

Giúp cơ bắp săn chắc: Arginine có vai trò tạo nên các hormone tăng trưởng của con người khi nghỉ ngơi. Chình vì vậy, ăn lươn sẽ giúp cải thiện độ săn chắc của cơ bắp cũng như giảm thiểu sự tích lũy chất béo. Ngoài ra, arginine còn giúp giảm nguy cơ ung thư vú do khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ác tính.

ba bau an luon co tot khong 5
Lươn là một nguồn cung cấp vitamin A và vitamin B12 khá dồi dào - Ảnh minh họa: Internet

Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ireland, không bổ sung đủ vitamin B12 trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể là nguyên nhân gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung khoảng 2,6 mg vitamin B12 mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của bé cưng. Và lươn là một trong số ít thực phẩm có lượng vitamin B12 dồi dào. Cung cấp vitamin

Có thể mẹ chưa biết nhưng lươn lại là một nguồn cung cấp vitamin A và vitamin B12 khá dồi dào. Bổ sung thường xuyên món lươn trong chế độ ăn uống trước khi sinh có thể giúp mẹ tăng thêm lượng chất chống oxy hóa, chống lại sự thoái hóa điểm vàng, ngăn chặn sự oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do. Hơn thế nữa, nhờ việc bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa này mà mẹ còn có thể giảm thiểu nguy cơ sinh non, sinh bé thiếu cân và hạn chế các khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống, thiểu não và thoát vị não.

Xương chắc, dáng khỏe: Ngoài canxi, lươn còn chứa một lượng phốt pho dồi dào, giúp bảo vệ xương và răng của mẹ bầu.

ba bau an luon co tot khong 4
Tại Nhật Bản, lươn vốn là món ăn đặc biệt đắt tiền - Ảnh minh họa: Internet

Tại Nhật Bản, lươn vốn là món ăn đặc biệt đắt tiền, thường được sử dụng cho võ sĩ quyền anh và các đô vật. Bởi trong 100 g thịt lươn có tới 5.000 UI vitamin A trong khi trong thịt bò chỉ có 40 UI. Người Nhật xem trọng việc ăn lươn vì cho rằng trong loại thịt này có chứa nhiều DHA giúp em bé tăng trí thông minh, chống viêm, hạn chế viêm nhiễm và tăng cường trí nhớ tốt cho người già.

Cung cấp vitamin: Bổ sung thường xuyên món lươn trong chế độ ăn uống trước khi sinh có thể giúp mẹ tăng thêm lượng chất chống oxy hóa, chống lại sự thoái hóa điểm vàng, ngăn chặn sự oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do. Hơn thế nữa, nhờ việc bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa còn có thể giảm thiểu nguy cơ sinh non, sinh bé thiếu cân và hạn chế các khuyết tật thiểu não và thoát vị não.

Bà bầu ăn lươn có hoàn toàn vô hại?

Bà bầu ăn lươn có tốt không? Câu trả lời là có, tuy nhiên lươn không phải là thực phẩm hoàn toàn vô hại cho thai kì của mẹ. Bà bầu ăn lươn nên lưu ý cẩn thận vì theo các chuyên gia, cũng giống như ốc, lươn cũng là nơi cư trú của rất nhiều loại ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu, trong lươn có chứa 1 loại ký sinh trùng có khả năng sống rất dai, không bị chết đi bởi nhiệt độ cao của nước sôi hoặc độ nóng của việc xào nấu. Sau quá trình xào nấu, các ký sinh trùng này vẫn còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột.

ba bau an luon co tot khong 3
Trong lươn có chứa 1 loại ký sinh trùng có khả năng sống rất dai - Ảnh minh họa: Internet

Để “giải quyết” triệt để mối nguy hại này, dù chế biến theo cách nào, mẹ cũng nên đảm bảo lươn được làm sạch và nấu chín kỹ, không nên chỉ xào nấu sơ qua rồi dùng ngay. Quan trọng hơn, khi mua lươn ngoài chợ, chị em nên tránh xa những con lươn đã chết hoặc bị ươn. Khi chết, hàm lượng protein trong thịt lươn sẽ chuyển hóa thành một loại chất độc, rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

Cụ thể hơn, khi lươn chết các hợp chất histidine tốt cho cơ thể trong thịt lươn sẽ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật chuyển hóa thành chất độc mang tên histamine. Người bình thường có cơ địa yếu, sức đề kháng kém, bà bầu ăn thịt lươn chết dễ có nguy cơ bị ngộ độc rất nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu muốn ăn thịt lươn chị em nên lựa chọn lươn tươi, vẫn còn sống trước khi chế biến.

Chế biến lươn để giảm độ tanh và an toàn chị em nên xào qua trên lửa trước khi đem vào chế biến cháo hay xào với thực phẩm khác. Muốn sơ chế lươn tươi, bà bầu nên cho thêm muối vào chờ từ 3-4 phút, lươn sẽ tự động chết và bớt chất nhầy.

ba bau an luon co tot khong 2
Nếu muốn ăn thịt lươn chị em nên lựa chọn lươn tươi, vẫn còn sống trước khi chế biến - Ảnh minh họa: Internet

Sau đó cần xử lý kỹ bằng cách mổ và bỏ sạch ruột, chỉ lấy phần thịt. Dùng muối để chà xát đến khi lươn sạch hết nhớt. Khi chế biến cho người mang thai nên nấu chín bằng cách ninh thật nhừ hoặc hấp cách thủy. Lươn được chế biến nhiều món, trong đó cháo lươn cho bà bầu được xem là món ăn bổ dưỡng và dễ ăn dành cho các mẹ.

Lưu ý, thịt lươn lại là thực phẩm chứa hàm lượng đạm lớn, chính bởi vậy nếu bà bầu bị gút thì tuyệt đối không nên ăn thịt lươn để không làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Cách nấu cháo lươn cho bà bầu thơm ngon, bổ dưỡng

1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lươn: 500g, nên chọn lươn có lưng màu hơi đen, bụng vàng bởi như vậy thịt mới săn chắc và thơm ngon.
  • Gạo
  • Rau mùi
  • Hành khô
  • Bột nghệ
  • Gia vị: Hạt tiêu, muối, mắm

2. Cách chế biến cháo lươn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Lươn sau khi mua về nên lấy nước vo gạo để ngâm lươn, việc này sẽ giúp lươn nhả sạch bùn bẩn. Tiếp đến bạn lấy dao nhỏ rạch một đường ở bụng rồi bỏ hết nội tạng ra khỏi bụng lươn, sử dụng muối trắng chà xát lên thân lươn để loại bỏ mùi tanh.

Bước 2: Luộc thịt lươn. Cho lươn vào luộc chín tới rồi vớt ra, tách lấy phần thịt lươn. Phần đầu và xương cho vào nồi nấu nước dùng, giúp nước thêm ngọt vị. Sau khoảng 20 phút, bỏ phần xương và đầu lươn ra, chỉ giữ lại phần nước.

ba bau an luon co tot khong 1
Bà bầu nên ăn cháo lươn khi còn nóng để đảm bao hương vị quyến rũ của món ăn - Ảnh minh họa: Internet

Bước 3: Nấu cháo lươn. Lấy gạo vo sạch và cho vào nồi nước dùng vừa nãy để nấu cháo. Thịt lươn xào với gia vị (bột nghệ, mắm, muối, tiêu, hạt nêm…)  sao cho vừa ăn rồi sau đó cho vào nấu chung với gạo. Hầm trong khoảng 1 tiếng để cháo mềm, ngọt và thanh vị.

Bước 4: Thưởng thức. Múc cháo lươn ra bát, rắc thêm chút hạt tiêu và rau mùi là có thể sẵn sàng thưởng thức. Bà bầu nên ăn cháo lươn khi còn nóng để đảm bao hương vị quyến rũ của món ăn này.

Qua bài viết trên, chị em đã tìm ra đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn lươn có tốt không. Lươn là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, bà bầu nên thường xuyên bổ sung món ăn này vào chế độ ăn uống hàng ngày để có sức khỏe ổn định và có thai kỳ khỏe mạnh.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Những nguyên nhân gây đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bầu. Nguyên nhân...

Sản phụ đến bệnh viện khi đã quá ngày dự sinh, bác sĩ lắc đầu khi lấy bé ra

Người mẹ đã không chuyển dạ trước ngày dự sinh ở tuần 40.

Bôi rượu gừng nghệ làm ấm cơ thể, giúp bụng nhỏ sau sinh: Bác sĩ nói gì?

Nhiều chị em mách nhau kinh nghiệm sau sinh nên bôi rượu gừng nghệ để da dẻ hồng hào, giúp...

8 loại nhiễm trùng nguy hiểm cần cảnh giác khi mang thai

Để yên tâm và cảm thấy tự tin hơn, chị em nên tìm hiểu về các dấu hiệu cũng như...

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu liệu có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì? Cách chữa trị...

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, nguyên nhân vì đâu?

Cổ tử cung mở nhưng không đau bụng là tình trạng rất hiếm gặp. Tuy nhiên chúng vẫn có thể...

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 báo động điều này

Bà bầu đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 đa phần là biểu hiện thường gặp và...

Tin mới nhất

Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn vịt? Ý nghĩa của tục ăn thịt vịt và ngày Tết Đoan Ngọ

3 giờ trước

TP.HCM: Lần đầu tiên áp dụng công nghệ thanh toán một chạm trên xe buýt

20 giờ trước

Giá vàng hôm nay 18/5/2024: Vàng SJC phục hồi tăng nhẹ, trở về ngưỡng 90 triệu đồng/lượng

1 ngày trước

Hiện trường vụ cháy cơ sở bi-a, phòng gym ở hà Nội, nhiều người trèo lên nóc nhà thoát thân

1 ngày trước

7 địa điểm tham quan dưới lòng đất đẹp nhất thế giới, Việt Nam cũng nằm trong số đó

1 ngày trước

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'khoắng sạch' hơn 4 tỷ đồng vì 'ứng tiền thanh toán hộ'

1 ngày trước

Nỗi lòng của những người lao động và “trạm” tiếp năng lượng quen thuộc mỗi ngày

1 ngày 13 giờ trước

Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây vượt qua mùa hạn mặn

2 ngày 20 giờ trước

Tình phí hẹn hò: 'Cưa đôi' hay bạn trai trả?

2 ngày 23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình