Con hư tại mẹ - cháu hư tại bà?
Người ta hay bảo “Con hư tại mẹ” hoặc "cháu hư tại bà" mà quên rằng vai trò của cha trong gia đình là không thể thay thế. Đứa trẻ có thể hư hỏng nếu thiếu sự quan tâm của cha hay có một người cha với nhiều tật xấu.
Hầu mọi người đều cho rằng nguyên nhân khiến đứa tɾẻ hư thân đến vậy là do cách giáo dục của người mẹ và cứ thế con hư tại mẹ là lý do được nhiều người đồng tình.
Các nhà tâm lý học cho ɾằng tính cách của một đứa tɾẻ chủ yếᴜ có liên qᴜan đến người cha. Xưa nay, giáo dục con cái thường đổ hết lên tɾách nhiệm của người mẹ. Điềᴜ này ɾõ ɾàng thật phiến diện. Ngày nay, nhiềᴜ ông bố như người ngoài tɾong ᴄôпg cᴜộc dạy dỗ con cái. Họ vắng mặt thường xᴜyên và khoắng hết mọi tɾách nhiệm giáo dục con cái lên người vợ. Tɾong khi đó, cha và mẹ phải cùng nhaᴜ đảm nhận tɾọng tɾách này để mỗi người pнát hᴜy hết mọi sở tɾường của mình và tỏ ɾõ sức ảnh hưởng của mình lên cᴜộc đời con.
Theo các chuyên gia tâm lý, 1 đứa trẻ trong gia đình có bố quan tâm, thể hiện được tình cảm và trách nhiệm thường nhạy cảm và ý tứ hơn.
Những ảnh hưởng từ cách bố đối xử với mẹ, phái mạnh với phái yếu khiến con gái thấy được nâng niu. Con trai sẽ mạnh mẽ biết chở che cho người khác, khi thấy bố là một tấm gương để noi theo.
Những biểu hiện của người bố dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của con
1. Sống ích kỷ, cư xử thô bạo với vợ
Dù sống trong xã hội hiện đại nhưng nhiều ông bố vẫn trọng thể diện và có khuynh hướng tôn thờ chủ nghĩa gia trưởng, một hệ tư tưởng cực đoan của nam giới. Với người vợ, những ông chồng gia trưởng đã khó có thể làm cho họ vui chứ trông mong gì đến chuyện người chồng này chịu san sẻ việc nhà hay dạy dỗ con cái. Đối với con cái, đương nhiên những ông bố này cũng không bao giờ chịu ngồi xuống thấp hơn để lắng nghe con mình nói, vui chơi cùng con hay kể chuyện cho con nghe.
Việc thường xuyên chứng kiến bố la mắng, đay nghiến mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ. Khi lớn lên chúng thường có xu hướng bạo lực và không biết cách yêu thương người khác.
2. Có những thói quen không lành mạnh, lười biếng
Hầu hết các ông bố đều đi sớm về muộn. Nhiều gia đình khi con thức dậy đã không thể nhìn mặt bố. Khi bố về nhà thì con đã ngủ say. Cứ thế ngày qua ngày, chẳng ai tiếp xúc với ai. Điều đáng nói là bố luôn lấy cớ bận rộn với công việc, không có thời gian chăm sóc gia đình và dành khoảng riêng với vợ con nhưng khi không có việc gì làm vào cuối tuần và ngày lễ, lại chỉ muốn dán mắt vào điện thoại, chơi game, làm ngơ với sự tồn tại của con mình.
Hoặc đôi khi những tính xấu như nhậu nhẹt, bài bạc của người bố cũng là nguyên nhân khiến trẻ "hư".
3. Vô trách nhiệm với gia đình, con cái
Những đứa trẻ có cha nhưng không nhận được sự quan tâm đầy đủ của cha, chúng thường có tính cách thiếu cương quyết, cư xử do dự, lưỡng lự, không có sự nhiệt tình trước những điều nó thích thú, say mê thất thường, ý thức về đạo đức nghèo nàn, không năng động. Tư tưởng bất an, lo âu mà trẻ không ý thức điều đó. Như vậy, sự vắng cha ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ và ảnh hưởng này mạnh lớn ở trẻ trai so với trẻ gái.
Trong gia đình không chỉ có mẹ và bà mà môi trường sinh hoạt của trẻ còn có bố, có ông và các anh chị em khác. Vấn đề đặt ra là cần phấn đấu tới sự hài hòa và thống nhất trong phương pháp giáo dục trẻ. Đặc biệt, người lớn tránh đổ lỗi cho nhau khi thấy trẻ mắc lỗi.