Phụ Nữ Sức Khỏe

Phụ huynh cần cảnh giác bệnh tự kỷ ở trẻ em

Bệnh tự kỷ là một bệnh đáng lo ngại và ngày càng trở nên phổ biến hơn ở trẻ em ngày nay. Bố mẹ cần học cách nhận biết các dấu hiệu tự kỷ của con, điều này sẽ giúp trẻ được chẩn đoán kịp thời và điều trị sớm.

Bệnh tự kỷ là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tự kỷ ở trẻ em là những rối loạn phát triển của não bộ, dẫn đến các biểu hiện như: không biết giao tiếp bằng lời nói và hành động, không biết thể hiện cảm xúc, không phản xạ.

Trẻ thường sẽ không giao tiếp với bạn bè, lúc nào cũng ngơ ngác thẫn thờ cùng với đó thực hiện nhiều hành động lặp đi lặp lại không có mục đích.

benh tu ky 1
Trẻ thường có những cảm xúc tiêu cực về mọi thứ xung quanh - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh xuất hiện sớm ở trẻ dưới 3 tuổi với mức độ có thể từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Bệnh sẽ làm cho trẻ có những cảm xúc tiêu cực về thế giới xung quanh hoặc gây khó khăn trong giao tiếp.

Nguyên nhân của bệnh tự kỷ

Các nghiên cứu cho đến nay đều chưa thể khẳng định được nguyên nhân chính xác của bệnh tự kỷ. Một số giả thiết cho rằng, tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai.

Nguyên nhân này bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch hoặc liên quan đến gen.

Qua nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ và những gia đình có con song sinh, nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen. Tuy nhiên cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được gen nào là gen nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Giả thuyết về não cũng được đưa ra, ví dụ như sự phát triển không bình thường của não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường của tuần hoàn não, thiếu các chất sinh hóa trong não, tuy nhiên vẫn chưa được khẳng định chắc chắn

Yếu tố thuận lợi làm nặng thêm bệnh tự kỷ ở trẻ em

benh tu ky 2
Thiếu quan tâm, cô độc, sử dụng thiết bị công nghệ từ sớm là những yếu tố thúc đẩy bệnh tự kỷ ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Gia đình bận rộn, ít hoặc không dành thời gian nuôi dạy và vui chơi với trẻ

Thường dỗ dành trẻ bằng cách cho trẻ xem tivi, chơi điện thoại, smartphone và nó dần thành thói quen với trẻ em.

Ít cho trẻ được tiếp xúc, chơi đùa hoặc không có thời gian để cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể với các trẻ khác.

Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?

Trước khi con lên 3 tuổi, bố mẹ nên quan sát cẩn thận những dấu hiệu của bé để nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ em.

Một số bé vẫn phát triển bình thường cho đến 18-24 tháng tuổi và sau đó chững lại hoặc mất dần những kỹ năng trong xã hội. Các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em có thể bao gồm:

Lặp lại những động không có mục đích như: đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, nhảy chân sáo, chạy vòng quanh, nhảy lên... hoặc đôi khi là những hành vi rập khuôn như đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị trí…

benh tu ky 3
Trẻ tự kỷ có xu hướng thu mình trong thế giới của bản thân - Ảnh minh họa: Internet

Tránh giao tiếp bằng mắt với bố mẹ hoặc hạn chế đụng chạm cơ thể. Trẻ có thể gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác: trẻ không chịu cười hoặc nhìn vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc, không bò hoặc đi đến người chăm sóc để được bế bồng.

Chậm biết nói hoặc chỉ lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ đôi khi không có nghĩa. Nếu trẻ nói được thì lại nói nhại lời, nhại quảng cáo, chỉ nói khi đòi ăn, đòi đi... Chậm nói cũng là lý do chủ yếu khiến các bậc cha mẹ đưa con đi khám bệnh, đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ bệnh tự kỷ.

Bực bội, quấy khóc hoặc cáu bẩn vì những thay đổi nhỏ.

benh tu ky 4
Tự kỷ là một căn bệnh đáng lo ngại - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt cha mẹ nên đưa trẻ đến các nhà chuyên môn (bác sĩ nhi, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần...) nếu có 5 dấu hiệu sau đây:

  • Khi 12 tháng trẻ vẫn không nói bập bẹ được
  • Khi 12 tháng trẻ vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp với mọi người
  • Khi 16 tháng không nói được từ đơn
  • Khi 24 tháng chưa nói được câu 2 từ hoặc nếu nói được thì nói chưa rõ
  • Trẻ bị mất đi những kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có trước đó dù ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không?

Với các triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em nêu trên, chỉ có khoảng 20% trẻ bị tự kỷ có thể giao tiếp được và học được nhưng vẫn gặp khó khăn trong quan hệ xã hội. Trẻ thường ít có bạn và không thích giao tiếp, kết bạn với mọi người xung quanh.

Còn lại 80% bệnh nhi mắc bệnh tự kỷ tiếp tục trưởng thành và trở thành người lớn mắc tự kỷ, kèm theo biểu hiện chậm phát triển tâm thần, động kinh, trầm cảm... thường sống thu mình và hay có lo âu ám ảnh sợ hãi.

Người mắc tự kỷ mức nặng không thể chữa khỏi sẽ không có khả năng hòa nhập với xã hội, không tự nuôi sống bản thân khi lớn lên, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

benh tu ky 5
Số lượng trẻ em mắc bệnh tự kỷ đang ngày càng tăng cao - Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu chỉ ra, số lượng trẻ tự kỷ đến các bệnh viện chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng cao. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ này hiện tăng gấp 50 lần so với những năm 2000 - 2007. Tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ này tăng đến 160 lần.

Vì vậy, tự kỷ là một vấn đề cần sự quan tâm của toàn xã hội vì chỉ sau 10 tới 20 năm nữa. Nếu không chú ý phát hiện sớm và tìm ra phương pháp can thiệp thích hợp thì tự kỷ sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa trị và gây hậu quả nghiêm trọng tới gia đình và xã hội.

Bệnh tự kỷ có chữa được không?

Theo y học hiện đại

Tây y xem bệnh tự kỷ là một chứng rối loạn, không phải bệnh, cần phải giáo dục, dạy dỗ chứ không điều trị. Tây y chỉ điều trị những chứng bệnh kèm theo như thần kinh, rối loạn tăng động, chậm phát triển trí tuệ. 

Những biểu hiện tự kỷ có thể sẽ tồn tại suốt đời của một đứa trẻ. Nhiều bố mẹ sau khi đưa con đến bệnh viện chẩn đoán tự kỷ sẽ được tư vấn chuyển đến các trung tâm can thiệp giáo dục.

Theo Đông y

Đông y lại điều trị rất tốt cho trẻ tự kỷ. Đông y xem đây là một hội chứng với những biểu hiện suy giảm giao tiếp, trí tuệ, hành vi. Kèm theo đó có sự tổn thương kinh mạch, tạng phủ. Vì vậy Đông y có phương pháp điều trị bằng cách tác động lên huyệt vị, kinh lạc.

Thực tế cho thấy: châm cứu, thủy châm là 2 phương pháp điều trị trẻ em mắc hội chứng tự kỷ cho kết quả cao, đang được áp dụng tại Khoa tự kỷ bệnh viện châm cứu trung ương.

Ngoài ra, hoạt động ngôn ngữ trị liệu và các phương pháp khác như xoa bóp bấm huyệt, tập vận động, cấy chỉ… cũng có tác dụng hỗ trợ đối với quá trình điều trị trẻ em mắc hội chứng tự kỷ. 

Vai trò của việc phát hiện sớm bệnh tự kỷ

Việc phát hiện sớm là điều có ý nghĩa quan trọng cho việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỷ. Khi được phát hiệp và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức. Việc can thiệp cho trẻ tự kỷ thường bao gồm:

  • Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và đặc biệt là kĩ năng tự phục vụ bản thân.
  • Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ.

Có thể thấy, không có cách chữa nào làm biến mất bệnh tự kỷ một cách nhanh chóng. Việc can thiệp/trị liệu chỉ nhằm khống chế và làm giảm bớt các triệu chứng, giúp trẻ cải thiện thực hiện các chức năng. Vì vậy, vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Tưởng con ngoan, ai ngờ tự kỷ

Hội chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất...

Đừng thấy con hiếu động, giảm chú ý là "gắn mác" tự kỷ

Một trường hợp nào đó có biểu hiện như không kết bạn, không tương tác, không giao tiếp bằng mắt...

Thiếu kẽm có thể đưa đến chứng tự kỷ

Sự xuất hiện của chứng tự kỷ ở trẻ em không chỉ liên quan đến gen giải mã protein khớp...

Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh tự kỷ ở trẻ mà cha mẹ nào cũng nên đọc qua

Phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ sẽ giúp cuộc sống trẻ trở nên dễ dàng hơn.

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Về lâu...

Nhận biết trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý

Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những hội chứng mắc phải từ thời thơ ấu được...

Con mắc bệnh, cha mẹ tưởng… hiếu động, thông minh

Thấy con nghịch ngợm nhưng nhanh nhẹn và tính toán giỏi nên gia đình cháu N.M.H. hoàn toàn bất ngờ...

Tin mới nhất

Video khoảnh khắc cuối cùng của diễn viên Đức Tiến vui vẻ sum họp bạn bè trước khi ngã xuống...

10 phút trước

Điểm danh dàn sao Việt đón em bé 'Rồng vàng' nửa đầu năm 2024, tới 50% chào đời nhờ IVF,...

11 phút trước

Hồ Yêu Tiểu Hồng Nương được hơn 6 triệu khán giả kỳ vọng giúp Dương Mịch vực dậy sau màn...

20 giờ trước

H'hen Niê bị 'đào lại' loạt ảnh diện áo cưới giữa tin đồn sắp kết hôn với bạn trai lâu...

20 giờ trước

Mỹ nhân phim giờ vàng VTV gây sốt vì nhan sắc quá trẻ đẹp ở tuổi tứ tuần, làm mẹ...

1 ngày 1 giờ trước

Vương Hạc Đệ gây sốt với nụ cười tỏa nắng, hình ảnh đảm đang bếp núc trong show truyền hình...

1 ngày 1 giờ trước

Phùng Ngọc - "Thằng Cò" phim Đất Phương Nam lấy vợ lần 2, lễ cưới được tổ chức giản dị...

1 ngày 4 giờ trước

Danh tính sao nữ từng che ô cho Lưu Diệc Phi 18 năm, bất ngờ 'vụt sáng', vươn tầm đỉnh...

1 ngày 5 giờ trước

'Người đẹp Tây Đô' Việt Trinh lên tiếng sau hành động 'ôm hôn con trai tuổi thiếu niên' ở nơi...

2 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình