Phụ Nữ Sức Khỏe

Phòng bệnh giao mùa không cần kháng sinh

Việc dùng kháng sinh một cách bừa bãi không đúng chỉ định, không đúng liều lượng, không đúng thời gian dùng chính là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng cao.

Thời tiết giao mùa, đặc biệt từ mùa thu sang mùa đông là cơ hội thuận lợi để virus gây bệnh đường hô hấp phát triển mạnh. Với, viêm họng cấp, ngoài do vi khuẩn, virus cúm, sởi hay các yếu tố khác như môi trường ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, thì thời tiết biến đổi thất thường... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 
Viêm họng cấp giao mùa (Ảnh minh họa)

Theo PGS.TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Đại học Y Hà Nội, viêm họng do vi khuẩn xảy ra quanh năm. Nhưng viêm họng do virus thì thường diễn ra vào thời điểm giao mùa, đặc biệt từ mùa thu sang mùa đông và từ mùa đông sang mùa xuân. Bệnh thường khởi phát một cách đột ngột, với triệu chứng rầm rộ như vừa sốt cao, vừa đau rát họng, đau tăng lên khi nuốt khi ho và nói, có khi còn kèm chảy nước mắt nước mũi. Viêm họng cấp do virus thường diễn biến từ 3-5 ngày, nếu sức đề kháng khỏe mạnh thì các triệu chứng sẽ tự giảm rồi mất đi nhanh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sức đề kháng yếu thì bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Còn viêm họng do vi khuẩn lại diễn biến một cách từ từ. Triệu chứng viêm họng do vi khuẩn thường khu trú, không lan tỏa như viêm họng do virus. Có khi chỉ đau một điểm, viêm amidan, hay một bên amidan hay viêm phế quản…

“Viêm họng cấp do vi khuẩn thì phải dùng thuốc kháng sinh còn viêm họng cấp do virus thì chỉ điều trị triệu chứng như dùng thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, súc miệng bằng nước sát khuẩn hoặc ngậm nước súc họng bằng nước sát trùng nhẹ có tính PH và kiềm. Với trẻ nhỏ khi sốt cao cơ thể thường mất nước do ra nhiều mồ hôi, cha mẹ chú ý pha thêm oresol và nước hoa quả để bù nước điện giải cho con. Nếu trẻ chảy mũi, hắt hơi thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý”, PGS.TS Minh Thành khuyến cáo.

PGS.TS Cao Minh Thành cũng lưu ý, hiện nay, một số người bệnh vẫn mắc sai lầm cứ thấy sốt là dùng ngay thuốc kháng kinh. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh một cách bừa bãi không đúng chỉ định, không đúng liều lượng, không đúng thời gian dùng chính là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng cao.

“Có trường hợp bác sĩ kê đơn thuốc uống 7 ngày, khi bệnh nhân uống được 3-4 ngày thấy đỡ, cứ nghĩ đã khỏi và không uống nữa mà không hề biết rằng khi ấy vi khuẩn mới bị diệt 1 phần và yếu thôi chứ chưa đủ thời gian và liều lượng để làm sạch khuẩn. Sau đấy độc lực của chúng sẽ tăng lên dần và đề kháng với chính kháng sinh ấy. Lần sau bệnh nhân sử dụng kháng sinh ấy điều trị sẽ không còn hiệu quả”, PGS.TS Cao Minh Thành nói.

PGS.TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Đại học Y Hà Nội thăm khám, tư vấn cho người bệnh

Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Đại học Y Hà Nội khuyến cáo thêm, khi bị viêm họng cấp, người bệnh chú ý ăn uống bình thường giúp bồi bổ cơ thể, không phải kiêng nước cam, sữa hay thức uống có tính axit. Bởi những chất chua sẽ làm môi trường PH trong miệng nghiêng về axit chỉ trong một thời điểm nhất định. Do vậy, người bệnh phải dùng nước súc miệng có tính chất sát khuẩn và giảm viêm nhẹ và là dung dịch nghiêng về dung môi kiềm, PH.

Với những trẻ khi sốt nhẹ nếu uống hạ sốt tại nhà 1-2 ngày không giảm thì nên cho con đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để khám. Tại đây, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị và tư vấn chăm sóc ở nhà tốt nhất cho trẻ.

Theo Thiên Bình/VOV.VN

Tin liên quan

Học cách của người Nhật để phát hiện sớm ung thư dạ dày

Nhật là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Tỷ lệ...

Đau lưng sau các chầu nhậu, các quý ông cẩn trọng 6 loại bệnh này, uống nhiều hơn 4ly/ngày sức...

Uống nhiều hơn bốn ly mỗi ngày được xếp vào nhóm uống rượu quá mức. Điều này làm tăng gấp...

Ung thư gan không phải không có dấu hiệu, 3 triệu chứng này xuất hiện khi đi vệ sinh chứng...

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, vì thế nếu 3 triệu chứng này xuất hiện khi đi...

Chuyên gia bật mí thói quen này có thể giúp giảm nguy cơ mắc trí nhớ ở người lớn tuổi

Một nghiên cứu mới cho thấy việc áp dụng hoạt động này có thể giúp nhận thức tốt hơn ở...

Đau lưng trên sau bữa nhậu cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?

Uống nhiều hơn bốn ly mỗi ngày được xếp vào nhóm uống rượu quá mức. Điều này làm tăng gấp...

TPHCM ghi nhận ca đậu mùa khỉ thứ 19

Chỉ trong 1 tuần, TPHCM đã ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc đậu mùa khỉ mới, nâng tổng số...

Mất ngủ nhẹ cũng gây mệt mỏi và làm tăng nguy cơ suy tim: Chuyên gia khuyên 'cần ngủ đủ...

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả chứng mất ngủ nhẹ hoặc rối loạn giấc ngủ cũng có...

Tin mới nhất

5 lợi ích vô cùng tuyệt vời mà ngô đem lại cho sức khỏe bạn không nên bỏ qua

5 giờ trước

Luộc gà xong chớ vội ăn ngay, hãy làm thêm bước này để da giòn thịt chắc, không bị nát

5 giờ trước

Hướng dẫn cách bảo quản rau trong tủ lạnh được tươi lâu cực đơn giản

5 giờ trước

Cách làm pate gan gà kiểu Pháp cực ngon laok siêu dễ

9 giờ trước

“Team không hành” có thể phải suy nghĩ lại khi biết rau hẹ có tác dụng gì, nhất là nam...

9 giờ trước

Uống nước lạnh mùa nắng nóng cẩn thận khiến cơ thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng

10 giờ trước

Hạt chia và hạt é khác nhau thế nào, muốn phân biệt chỉ cần nhìn vào đặc điểm này

14 giờ trước

'3 đỏ, 2 xanh, 1 tím' được ví như 'vị thần' của làn da, chăm ăn chống nắng, sạm nám...

15 giờ trước

Cách làm món cá nục sốt cà chua thơm ngon đậm vị

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình