Phụ Nữ Sức Khỏe

Phải làm gì khi phát hiện em bé suy dinh dưỡng?

Để khắc phục tình trạng em bé bị suy dinh dưỡng, ba mẹ cần lên kế hoạch tổng thể để giúp bé bổ sung và hấp thu thức ăn tốt nhất, hạn chế tình trạng bệnh tránh gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của con.

Nguyên nhân khiến em bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ

Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất mà trẻ có thể mắc phải. Đây cũng là biểu hiện đầu tiên của tình trạng em bé suy dinh dưỡng. Thai nhi khi còn trong bụng đã phát triển chậm hoặc kém hơn hẳn những bào thai khỏe mạnh bình thường khác.

Nếu bé đã sinh đủ tháng mà cân nặng vẫn chỉ dưới 2,5kg thì được xem là bị suy dinh dưỡng bào thai. Những nguyên nhân chính gây ra suy dinh dưỡng bào thai bao gồm: Độ tuổi của mẹ khi mang thai ngoài 30, mẹ có sức khỏe không tốt hoặc việc bổ sung dinh dưỡng không hợp lý trong thai kỳ.

em be suy dinh duong1
Mẹ bị suy dinh dưỡng bào thai, bé sinh ra thấp bé, nhẹ cân - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, các mẹ làm việc trong môi trường không lành mạnh hay thường xuyên bị áp lực, ô nhiễm cũng khiến cho em bé suy dinh dưỡng.

Những việc làm dưới đây của mẹ bầu trong chế độ ăn uống cũng như khẩu phần ăn hàng ngày chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai:

Bổ sung thiếu sắt

Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ sắt khi mang thai thì quá trình dưỡng thai tốt thế nào cũng không hiệu quả. Từ đó dẫn đến hệ quả là trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng, nhẹ cân.

Lúc này chỉ số thông minh của trẻ cũng thấp hơn nhiều trẻ cùng trang lứa. Nói cách khác là trẻ đã bị suy dinh dưỡng bào thai hay còn gọi là em bé suy dinh dưỡng.

Ăn quá nhiều

Có vẻ nghịch lý nhưng việc mẹ bầu ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ, bắt đầu từ giai đoạn bào thai. Nếu thai phụ ăn quá nhiều thì dẫn tới cơ thể mẹ bị thừa cân, béo phì.

Điều này ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây ra hiện tượng sinh non, sinh mổ, tiểu đường, thậm chí còn khiến thai có nguy cơ chết lưu. Ở một số trường hợp, việc ăn quá nhiều còn gây hậu quả nghiêm trọng với người mẹ như dễ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật.

em be suy dinh duong2
Mẹ bổ sung thiếu sắt, ăn quá nhiều hay ăn đêm thường xuyên là những nguyên nhân gây nên tình trạng em bé suy dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Ăn đêm

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn đêm không những không cung cấp được chút dinh dưỡng cần thiết nào cho thai nhi mà còn gây hại nhiều hơn cho người mẹ.

Tốt nhất là mẹ chỉ nên uống một cốc sữa ấm trước khi ngủ 1 tiếng để có giấc ngủ ngon hơn. Điều này sẽ rất có lợi cho sức khỏe của mẹ cũng như em bé.

Bổ sung canxi quá sớm

Bổ sung canxi quá sớm không hẳn là luôn tốt. Mà đây còn là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu sử dụng quá nhiều và sớm sẽ khiến canxi đọng ở bánh nhau.

Tình trạng này làm giảm chất lượng bánh nhau, giảm cả sự trao đổi dưỡng chất khiến thai kém phát triển. Mẹ bầu cần tránh uống quá nhiều canxi vì khi cơ thể thu nhận quá nhiều chất này sẽ gây mắc sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.

Biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng

Các bác sĩ có thể sớm phát hiện bé có bị suy dinh dưỡng bào thai hay suy dinh dưỡng trẻ em không dựa vào các thông số biểu hiện sự phát triển của cơ thể bé như vòng bụng, cân nặng, chiều dài, trong mỗi kì khám thai hoặc trong từng giai đoạn phát triển của trẻ.

em be suy dinh duong3
Theo dõi chiều dài và cân nặng của thai nhi định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện bé có đang bị suy dinh dưỡng bào thai hay không - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, đừng bỏ qua mức độ tăng cân của mẹ trong giai đoạn mang thai. Vì điều này giúp nhận biết thai nhi có bị suy sinh dưỡng hay không. Nếu trong suốt thai kỳ, mẹ bầu tăng từ 10-12kg là dấu hiệu bình thường.

Còn đối với những mẹ đã đến cuối thai kỳ nhưng cân nặng chỉ tăng khoảng 6kg thì nên cẩn thận. Vì điều này chứng tỏ nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai khá cao.

Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng phải làm sao?

Để chủ động khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng bào thai hay em bé suy dinh dưỡng, các bà mẹ dù đang trong quá trình mang thai hay đã sinh con xong cũng cần ưu tiên nghỉ ngơi, tránh để bị stress, giữ mức cân đến cuối thai kỳ của bà mẹ tăng lên từ 10-12 kg.

Khi trẻ ra đời mà phát hiện bị suy dinh dưỡng bào thai thì việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Đây là thời kỳ rất quan trọng, vì thế các mẹ cần hết sức cẩn thận và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như các chuyên gia dinh dưỡng.

em be suy dinh duong4
Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng đặc biệt - Ảnh minh họa: Internet

Dưới đây là một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình chăm sóc em bé suy dinh dưỡng:

Thường xuyên ủ ấm cho trẻ, tốt nhất là cho trẻ nằm cạnh mẹ ngay sau khi sinh.

Theo dõi cơ thể bé để có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời nếu bé bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu hay hạ canxi máu.

Duy trì việc tắm nước sạch và thay băng rốn cho bé hàng ngày.

Sau khi mẹ sinh xong cần cho trẻ bú ngay trong nửa giờ đầu tiên để bé được hưởng nguồn sữa quý giá đầu đời.

Bên cạnh đó, bé cũng nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để trẻ có cân nặng bình thường. Nếu như bé bú kém thì có thể khắc phục bằng cách vắt sữa ra cốc và đút từng thìa.

em be suy dinh duong5
Bé bị suy dinh dưỡng bào thai, dù sinh đủ tháng vẫn nhẹ cân hơn nhiều so với bạn cùng tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Chỉ nên cho bé tập ăn dặm khi được hơn 6 tháng tuổi để đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày có đầy đủ các vi chất thiết yếu cho quá trình phát triển.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm men tiêu hóa vào một số bữa ăn để bé phát triển, hoàn thiện dần cả chiều cao, cân nặng. Đây cũng là một cách phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng.

Bé cũng nên được ăn uống bổ sung thêm các vi chất quan trọng khác như canxi, vitamin D, nhưng phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Những cách chăm sóc em bé suy dinh dưỡng

Chăm sóc trẻ em vốn đã là chuyện không dễ dàng, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, chỉ cần tìm hiểu kỹ lưỡng và nắm được những nguyên tác cơ bản là các mẹ có thể chăm sóc con tốt hơn.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Trẻ bị suy dinh dưỡng ở giai đoạn từ 0 - 2 tuổi nên được cho bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng.

Khi trẻ được 5 - 6 tháng tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Điều chỉnh lượng thức ăn và số bữa ăn phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ:

Trẻ từ 5 - 6 tháng tuổi nên ăn 1 bữa bột loãng/ngày.

Trẻ từ 7 - 9 tháng tuổi thì tăng lên từ 2 - 3 bữa cháo/ngày.

Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cần được ăn 3 - 4 bữa cháo/ngày.

Trẻ trên 1 tuổi nên ăn khoảng 4 bữa/ngày.

em be suy dinh duong6
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng mẹ cần chú ý trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài các bữa ăn chính cần duy trì lượng sữa hàng ngày cho trẻ, ngoài sữa mẹ thì cần dùng thêm một số loại sữa dành cho em bé suy dinh dưỡng.

Mỗi bữa ăn của trẻ cần có sự đa dạng về các thành phần dinh dưỡng và nên đầy đủ các nhóm dầu mỡ, đạm động vật, rau củ, tinh bột.

Tùy vào số tháng mà mẹ nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, đậu.

Bổ sung thêm vitamin A cho trẻ nếu thấy cần thiết.

Bổ sung nguồn kẽm dự phòng.

Thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Cho trẻ bú bằng sữa mẹ vẫn là việc làm cần thiết nhất trong các biện pháp giải quyết tình trạng em bé suy dinh dưỡng. Nhiều người luôn đặt ra vấn đề trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì nhưng lại quên mất sữa mẹ vẫn là tốt nhất cho cơ thể trẻ.

Chính vì vậy cần loại bỏ quan niệm bỏ sữa mẹ, dùng sữa ngoài và đắt tiền mới tốt.

em be suy dinh duong7
Chế độ ăn uống đủ chất, khoa học sẽ giúp mẹ và bé nhanh chóng giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và vẫn tiếp tục bú đến 2 tuổi. Trên thực tế chỉ có sữa mẹ là cung cấp đầy đủ các chất và kháng thể, hệ miễn dịch cho trẻ. Trong trường hợp mẹ bị thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi của bé.

Canxi trong sữa dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác nên cho trẻ dùng thêm sữa bên ngoài vẫn rất tốt nếu hợp lý. Đối với trẻ lớn, ba mẹ cần chú ý chọn các loại sữa ngoài sao cho vừa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vừa cung cấp đủ nhiều canxi cho trẻ.

Ngoài việc lựa chọn sữa ra thì mẹ và bé cũng cần ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như sắt, kẽm. Những thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm có thể kể đến như trứng, sữa, thủy sản, thịt. Đặc biệt là các loại thức ăn như thịt gà, thịt cóc, con hàu có chứa rất nhiều kẽm.

em be suy dinh duong8
Đa dạng thực phẩm từ tự nhiên sẽ giúp điều trị em bé suy dinh dưỡng hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng còi xương và chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.

Chính vì vậy, chế độ ăn cho em bé suy dinh dưỡng cần ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa.

Việc cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà cũng tốt nhưng cần loại bỏ quan niệm chỉ ăn hai loại đó là sẽ chống được còi xương.

Bổ sung vitamin D từ dầu mỡ cũng là một cách hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng em bé suy dinh dưỡng. Một số mẹ cho rằng dầu mỡ không tốt cho trẻ nên không cho vào khẩu phần ăn của trẻ.

Tuy nhiên, đó là suy nghĩ sai lầm vì một số dưỡng chất quan trọng như vitamin D chỉ tan trong dầu nên nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì trẻ sẽ không hấp thu được chất này dẫn đến vẫn bị còi xương.

Vì vậy, chế độ ăn đầy đủ của trẻ cần có lượng dầu mỡ nhất định, chỉ cần không dùng quá nhiều, tốt nhất là nên chọn các loại dầu làm từ thực vật.

Chế độ ăn uống không chỉ cần đủ chất mà còn phải phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, không được để trẻ đói hay bỏ bữa.

Rau xanh và hoa quả là thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn của trẻ. Ăn nhiều rau xanh cùng quả chín giúp trẻ phát triển chiều cao. Vì trong rau quả chứa nhiều vi chất dinh dưỡng.

Những chất này lại còn phòng ngừa táo bón hiệu quả giúp cơ thể hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm và đào thải những chất không cần thiết.

70% trẻ còi xương hay em bé suy dinh dưỡng sẽ khỏi hoàn toàn nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng kỹ lưỡng.

Chính vì vậy, việc chọn lựa cho con những món ăn thích hợp, chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp ba mẹ điều trị khỏi bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hiệu quả và nhanh chóng mà còn phòng ngừa bệnh tật cho trẻ mà còn.

Thanh Giang (T.H)

Tin liên quan

Trẻ em cũng bị sỏi thận, tiết niệu?

Con trai tôi 5 tuổi, gần đây cháu hay than bị đau lưng và đi tiểu gắt. Tôi đưa con...

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm

Mặc dù tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể không đáng lo ngại và không...

Bệnh suyễn ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hen suyễn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hô hấp bình thường và sức khỏe nói chung của...

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cha mẹ nhất định phải biết

Không như trẻ sơ sinh, việc chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi đã không còn là một nhiệm vụ quá...

7 sai lầm khiến nhiều người thấy nuôi con 'quá mệt mỏi'

Nhiều gia đình nhận "đầu tư" từ cha mẹ già, như hỗ trợ mua nhà, trông con hộ, và phải...

Trẻ có nghe lời cha mẹ sau khi bị la mắng?

Bạn la mắng, thậm chí đánh, khẽ tay bé khi nóng giận vì một hành động thái quá nào của...

Trẻ bị dính thắng lưỡi: Dị tật bẩm sinh khiến trẻ khó ăn, khó nói

Trẻ bị dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh. Đây nguyên nhân làm hạn chế cử động bình...

Tin mới nhất

Vụ trường học ở Bình Định tháo 5 tivi trả phụ huynh, hiệu trưởng nói gì?

17 giờ trước

Bố mẹ tự uống cả chục loại thuốc trị ho, bé trai 7 tuổi sốc phản vệ nguy kịch

17 giờ trước

TP.HCM: Bé trai, bé gái mất tích bí ẩn 4 ngày chưa tìm thấy

17 giờ trước

Người phụ nữ ở Quảng Ninh lừa đảo 40 tỉ đồng với chiêu thức tinh vi này

17 giờ trước

Vụ bé trai 6 tuổi bị cha bạo hành, "dì ghẻ" chế nước sôi lên chân ở TP.HCM: Hành vi...

17 giờ trước

Bé trai 12 tuổi đột quỵ khi chạy bộ thể dục ở trường

1 ngày 15 giờ trước

Bé trai ở TP.HCM bỏng nặng nghi bị bố tạt nước sôi

1 ngày 15 giờ trước

Gia đình 5 người nhập viện vì vi khuẩn lan theo nước lũ

1 ngày 15 giờ trước

13 ca mắc cúm A tại một trường học ở Lào Cai

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình