Phụ Nữ Sức Khỏe

Những việc cần làm ngay khi say nắng

Không chỉ đối mặt với các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng... người dân còn đứng trước những mối nguy lớn khi có biểu hiện say nắng, say nóng.

Bước sang tháng 7, miền Bắc liên tiếp trải qua các đợt nắng nóng cao điểm. Người dân ở thời điểm này đã cảm nhận được rõ ràng sự khắc nghiệt của mùa hè. Nhiệt độ ngoài trời cao cùng sự thay đổi thời tiết bất thường tạo điều kiện phát triển cho hàng loạt loại virus gây bệnh. Tuy vậy, song song với việc phòng bệnh do virus, người dân cũng không nên chủ quan trước sự đe dọa từ kiểu hình thời tiết oi nóng trong thời gian này.

Phát hiện say nắng, say nóng như thế nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Uyển, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), say nắng, say nóng là những hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột.

“Tình trạng này khiến cơ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... thậm chí còn có khả năng dẫn đến đột quỵ”, bác sĩ Uyển nhấn mạnh.

Cụ thể, khi phải chịu gánh nặng từ nhiệt độ, cơ thể người xuất hiện các phản ứng nhằm đáp ứng và huy động các cơ chế điều nhiệt. Tuy nhiên, việc quá tải nhiệt sẽ gây ra tổn thương đối với cơ thể.

Tổn thương do nắng, nóng và điển hình là hội chứng say nắng, say nóng, là tình trạng rối loạn cân bằng nước, điện giải toàn thân, rối loạn điều hòa thân nhiệt dẫn đến những rối loạn bệnh lý khác.

Thời tiết nắng nóng tại miền Bắc mang đến nhiều nguy cơ liên quan tăng thân nhiệt. Ảnh minh họa: Thạch Thảo.

Trong đó, vị chuyên gia phân biệt say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt do nhiệt độ môi trường tăng cao và/hoặc tăng hoạt động thể lực quá mức, vượt quá khả năng điều hòa của trung khu điều nhiệt, làm trung khu điều nhiệt bị rối loạn mất kiểm soát. Say nóng có thể phát triển thành say nắng.

Mặt khác, say nắng (hay sốc nhiệt) là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (trên 40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp do tác động của nắng nóng và/hoặc các hoạt động thể lực quá mức. Say nắng luôn đi kèm với say nóng.

“Trên thực tế, say nóng thường diễn ra từ từ, nhiệt độ trung bình cơ thể tăng dần, có thể quan sát để nhận ra được các biểu hiện căng thẳng nhiệt và thân nhiệt thường không vượt quá 40 độ C. Ngược lại, say nắng thường diễn ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, thường kèm theo tổn thương thần kinh nặng và có thể gây tử vong”, bác sĩ Uyển lưu ý.

Say nóng thường gặp ở buổi chiều, có nhiều tia hồng ngoại, khi làm việc ở những nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém. Trong khi đó, say nắng thường xuất hiện khi làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí lưu thông kém, thường vào thời điểm giữa trưa trời nắng gay gắt có nhiều tia tử ngoại.

Vị chuyên gia cho hay đặc điểm chung của say nắng và say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tổn thương thần kinh trung ương.

“Biểu hiện phổ biến nhất ở người say nắng, say nóng là tăng thân nhiệt trên 40 độ C, đồng thời suy chức năng thần kinh xảy ra đột ngột ở 80% các trường hợp”, bác sĩ Uyển nói.

Bác sĩ này cho biết thêm các dấu hiệu nhẹ ban đầu của say nắng, say nóng là nhịp tim nhanh, thở nhanh, đỏ da (do cơ chế thải nhiệt, giãn mạch dưới da), có thể vã mồ hôi, kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

“Tuy nhiên, cần chú ý ở người già, các dấu hiệu thường kín đáo và không đặc hiệu ở giai đoạn sớm”, bà lưu ý.

Trong khi đó, các biểu hiện nặng hơn, nếu không được xử trí kịp thời, bao gồm tụt huyết áp, rối loạn chức năng thần kinh như thay đổi tri giác, kích động, mê sảng, lú lẫn, co giật và hôn mê.

Khi thân nhiệt tăng quá cao, bệnh nhân còn bị mất điện giải nặng, rối loạn thăng bằng nội môi, có thể xuất huyết (xuất huyết kết mạc, tiểu tiện và đại tiện ra máu) do rối loạn đông máu nặng. Một số trường hợp thậm chí nặng hơn sẽ suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Xử trí kịp thời và phòng bệnh

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Uyển nhấn mạnh: “Khoảng thời gian một giờ sau khi bị say nắng, say nóng ở mức độ nặng là ‘thời điểm vàng’ để cấp cứu. Nguyên nhân là nếu cấp cứu ngay trong khoảng thời gian này, hiệu quả gần như đạt 100%. Ngược lại, nếu chậm làm mát cho bệnh nhân trong vòng 3 giờ sau khi đột quỵ não do nóng, 100% nạn nhân sẽ tử vong”.

Do đó, vị chuyên gia cho rằng trong cấp cứu say nắng, say nóng, người dân phải chú ý đến việc cấp cứu ban đầu tại hiện trường. Bằng mọi biện pháp phải hạ nhanh nhiệt độ cơ thể trong “thời điểm vàng”. Đây là điều kiện tiên quyết để bệnh nhân thoát khỏi tử vong do say nắng, say nóng.

“Chỉ chuyển bệnh nhân về tuyến sau hoặc tới cơ sở hồi sức cấp cứu gần nhất nếu các biện pháp cấp cứu ban đầu không hiệu quả, bệnh nhân không cải thiện nhanh về lâm sàng”, bác sĩ nói.

Một trong những phương pháp hạ thân nhiệt có thể áp dụng để sơ cứu cho người say nắng. Ảnh: BVCC.

Bà cũng lưu ý trên đường vận chuyển, chúng ta vẫn phải duy trì các biện pháp cấp cứu cơ bản, nhất là các biện pháp hạ thân nhiệt.

Các bước xử lý cấp cứu say nắng, say nóng gồm:

  • Đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí (chỗ bóng râm, lên xe mát hay nhà mát,…) đồng thời gọi hỗ trợ từ y tế.
  • Khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực nếu người bệnh hôn mê, không bắt được mạch.
  • Áp dụng ngay lập tức các biện pháp làm mát để hạ nhiệt độ của cơ thể gồm: Đo nhiệt độ cơ thể nếu có nhiệt kế; cởi bỏ quần áo và áp nước ấm lên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi, bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối nhằm giúp bề mặt da có thể hứng được nhiều gió nhất.
  • Đắp khăn lạnh hoặc áp gói nước đá vào nách, bẹn, cổ.
  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải nếu tỉnh táo, có thể uống được.
  • Chuyển bệnh nhân bằng xe có điều hòa hoặc mở cửa sổ. Trong quá trình vận chuyển, cần tiếp tục làm mát nhiệt độ bệnh nhân.
 
 
Theo Quốc Toàn/ Zing News

Tin liên quan

Nóng: Hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và mũi 4 của Bộ Y tế

Tại hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ người từ 18 tuổi...

Sáng 23/7: Ca COVID-19 mới, ca nặng đều tăng, nguy cơ bùng phát dịch trở lại?

Theo các chuyên gia các biến thể phụ mới BA.4, BA.5 có khả năng thoát miễn dịch, do đó cần...

Cảnh báo số ca viêm gan bí ẩn ở trẻ em

Phụ huynh đã được yêu cầu phải cảnh giác với các triệu chứng của bệnh viêm gan khi một đợt...

Sử dụng điện thoại thế nào để không ảnh hưởng đến não?

Theo một nghiên cứu, việc sử dụng điện thoại di động sẽ không làm tăng nguy cơ mắc các khối...

Cúm A trái mùa, làm sao để chẩn đoán chính xác bệnh?

Số ca mắc cúm A trái mùa đang gia tăng và việc chẩn đoán đúng bệnh có vai trò rất...

Mỹ tiết lộ về vắc-xin uống ngừa Covid-19 mọi biến chủng

Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đại học California ở San Diego (UC San Diego - Mỹ) đã theo...

Uống thuốc có phải là cách làm đúng để chống trầm cảm?

Các chuyên gia cho biết, trầm cảm không phải do sự mất cân bằng hóa học trong não gây ra.

Tin mới nhất

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

9 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

9 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

9 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

17 giờ trước

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử vì giận chồng

1 ngày 6 giờ trước

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình