Những thực phẩm ‘đại kỵ’ với chuối
Sữa chua
Chuối và sữa chua khi kết hợp mang lại lợi ích cho sức khoẻ nhưng nếu bạn thuộc loại người "bụng dạ yếu", dễ tiêu chảy thì rất nên tránh ăn kết hợp 2 loại thực phẩm này. Sữa chua để trong tủ lạnh kết hợp cùng với một số chất trong chuối gây ra đau bụng và các bệnh tiêu chảy.
Khoai tây
Chuối với khoai tây khi kết hợp có thể dẫn đến một số phản ứng hóa học, trong đó sẽ sản xuất chất độc và gây ra các đốm nâu trên khuôn mặt. Tuy nhiên, bạn sẽ an toàn nếu ăn khoai tây và ăn chuối cách nhau tối thiểu 15 phút.
Dưa hấu
Dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới khoảng 15% và rất giàu kali. Chuối cũng rất giàu kali, nồng độ từ 283 đến 472 mg trên 100g. Vì vậy, bệnh nhân bị suy thận không nên ăn những trái cây có chứa hàm lượng kali cao như chuối và dưa hấu để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Khoai lang, khoai sọ
Chuối "kỵ" hầu hết các loại khoai. Nếu như chuối ăn cùng khoai tây dễ gây độc thì khi ăn cùng khoai lang, khoai sọ có thể gây ra đau dạ dày và trướng bụng.
Lưu ý khi ăn chuối
Không ăn quá nhiều chuối
Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp vì chuối chứa kali làm giảm huyết áp, có tác dụng khống chế lượng natri gây tăng huyết áp, làm tổn hại mạch máu. Tuy nhiên, ăn chuối cũng cần lưu ý không ăn quá nhiều chuối chín để tránh không tốt cho sức khỏe bởi chuối chín có lượng tyramine cao hơn dễ dẫn tới đau đầu. Vì vậy, muốn ăn chuối tốt cho sức khỏe thì tốt hơn không nên ăn quá nhiều chuối chín trong cùng một thời điểm.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ăn 3 quả chuối mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe và cung cấp đủ kali cho cơ thể, làm giảm nguy cơ đông máu trong não và đột quỵ.
Không ăn khi đói
Chuối sẽ phát huy tốt tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khi bạn ăn chúng sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng. Ngược lại, nếu dùng chuối làm thức ăn khi đói thì thật nguy hại.
Trong chuối có chứa nhiều magie. Ăn chuối lúc dạ dày bạn đang trống rỗng sẽ làm lượng magie tăng đột ngột trong máu, gây mất cân bằng tim mạch và làm tổn hại đến sức khỏe. Lượng Vitamin C dồi dào trong chuối nếu đưa vào cơ thể khi đói cũng khiến bạn bị đau dạ dày ngay lập tức.
Để tránh hiện tượng này, bạn nên ăn chuối khi đã ăn cơm no. Lúc này, chuối có tác dụng bảo vệ dạ dày do nó trung hòa axit dạ dày.
Không nên ăn chuối khi còn xanh
Một nghiên cứu gần đây của Nhật Bản đã tìm thấy sự thật rất thú vị về chuối, đó là chất oxy hóa và ung thư có trong chuối chín. Nghiên cứu cho thấy các đốm xuất hiện càng nhiều và càng đen chừng nào thì khả năng chống ung thư càng cao.
Hơn nữa, vỏ chuối vàng sậm với nhiều đốm đen sẽ có tác dụng gấp 8 lần trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể hơn so với loại chuối còn xanh. Do đó, ăn chuối chín kỹ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho sức khỏe. Tuy nhiên, với người có bệnh tiểu đường loại 2 hoặc đang có chế độ ăn giảm đường trong máu, hãy cân nhắc ăn chuối chín.
Không ăn chuối khi bị đau nửa đầu
Không những vậy, chuối còn có thể gây ra chứng migraine, do đó những người mắc bệnh đau nửa đầu không nên ăn hơn nửa trái chuối 1 ngày.
Người thừa cân, béo phì
Chuối chứa nhiều đường, giàu calo. Tiêu thụ hơn 2 quả chuối thì có nghĩa bạn nạp hơn 300 calo/lần. Do đó tốt hơn là chỉ nên ăn 2 quả chuối, nếu bạn không ăn trái cây nào khác trong ngày.nên người muốn giảm cân, người thừa cân, béo phì không nên ăn quá nhiều.
Người mắc bệnh tiểu đường
Nếu đang mắc bệnh tiểu đường thì tuyệt đối không nên ăn chuối chín vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Người bị suy thận, viêm cầu thận
Như đã nói ở trên, chuối chứa lượng kali lớn không thích hợp với những người bị bệnh về thận, không cân bằng được lượng kali trong máu. Ngoài ra những người suy thận cũng nên tránh ăn thực phẩm giàu kali như đậu nành, đậu xanh, sầu riêng, gan lợn, thịt bò...
Người bị đau dạ dày
Người có tiền sử đau dạ dày cần hạn chế ăn chuối tiêu. Với các loại chuối khác, nếu người đau dạ dày muốn ăn cần phải chọn loại chuối đã chín và không ăn khi đói bụng.
Với những người có tiền sử đau dạ dày thì cần hạn chế ăn chuối tiêu.