Phụ Nữ Sức Khỏe

Những thực phẩm 'đại kỵ' hạt dẻ, cần ghi nhớ để tránh rước bệnh vào thân

Bên cạnh những lợi ích đối với sức khoẻ, bạn cần ghi nhớ những thực phẩm "đại kỵ" với hạt dẻ để tránh rước bệnh vào thân.

Hạt dẻ là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Hạt dẻ cũng là thực phẩm giúp kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa, cung cấp nhiệt năng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách thì nó sẽ trở thành thực phẩm gây hại cho sức khỏe.

Dưới đây là những thực phẩm đại kỵ với hạt dẻ mà bạn cần ghi nhớ.

Những thực phẩm 'đại kỵ' hạt dẻ

Đậu phụ

Đậu phụ chứa magie clorua và canxi sunfat, còn trong hạt dẻ chứa axit oxalic. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra magie oxalat và canxi oxalat.

Đây là hai chất kết tủa màu trắng này gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể và có thể dễ dẫn đến bệnh sỏi thận.

Thịt bò 

Các loại vitamin trong hạt dẻ dễ dàng phản ứng với các nguyên tố vi lượng thịt bò làm suy yếu giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ. Ăn thịt bò với hạt dẻ gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa.

Hạt dẻ kỵ với gì? (Ảnh: Unplash)

Thịt cừu 

Tuyệt đối không nên sử dụng hạt dẻ chung với thịt cừu bởi các nguyên tố kim loại vi lượng trong thịt cừu sẽ tương tác với vitamin C trong hạt dẻ, từ đó phá huỷ giá trị dinh dưỡng có trong hạt dẻ.

Sự kết hợp này còn tạo ra chất lắng cặn khiến cơ thể con người khó tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng. 

Hạnh nhân

Trong hạt hạnh nhân có hàm lượng chất béo cao và dễ gây tiêu chảy nên không thể ăn cùng với hạt dẻ.

Ăn nhiều hạt hạnh nhân gây hại cho xương và dễ gây tái phát bệnh đau xương ở người già.

Nếu ăn hạt dẻ và hạnh nhân cùng lúc sẽ dẫn tới hiện tượng đau bụng, nguy hiểm hơn là gây đau và tái phát bệnh dạ dày. 

Những lưu ý khi ăn hạt dẻ 

Không ăn quá nhiều

Hạt dẻ chứa lượng tinh bột lớn lại gần như không có chất xơ nên dễ gây hiện tượng nóng trong, táo bón, chướng bụng, khó tiêu.

Hạt dẻ còn có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể ở mức cao. 5 hạt dẻ tương đương với 1 bát cơm trắng nên tiêu thụ nhiều loại sản phẩm này sẽ gây tăng cân. 

Thời gian ăn hạt dẻ

Hạt dẻ là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên tốt nhất bạn không sử dụng nó ngay sau các bữa chính hoặc ăn quá khuya vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Hãy sử dụng hạt dẻ như một bữa ăn phụ và ăn nó trong khoảng từ 9h đến 15h. 

Không nên dùng đường để chế biến hạt dẻ

Hạt dẻ ở trạng thái ngon và tốt cho sức khoẻ nhất là luộc hoặc hầm hoặc rang khô. Nếu chế biến hạt dẻ rang/nướng ở nhiệt độ cao lại kết hợp với đường nữa sẽ khiến món ăn mau bị cháy khét, phát sinh ra nhiều chất không tốt cho sức khoẻ. 

Những người không nên sử dụng hạt dẻ 

Người cao tuổi/trẻ nhỏ: Không nên ăn quá nhiều hạt dẻ bởi nó có thể gây hóc, nghẹn, đau bụng, khó tiêu. Những người này chỉ nên tiêu thụ khoảng 50 - 70 gram mỗi tuần để có thể hấp thụ dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. 

Người bị đau dạ dày: Ăn quá nhiều hạt dẻ có thể là nguyên nhân sản sinh nhiều axit và tạo nên gánh nặng cho dạ dày, từ đó tái phát các cơn đau dạ dày, thậm chí là xuất huyết dạ dày. 

Người bị tiểu đường: Hạt dẻ có hàm lượng tinh bột cao nên tránh sử dụng hạt dẻ để không làm tăng lượng đường huyết, bảo vệ sức khoẻ của bạn. 

Những người đang bị cảm, sốt rét, phụ nữ sau sinh cũng không được khuyến khích ăn quá nhiều hạt dẻ để tránh gây đầy bụng, táo bón.

Trên đây là những thực phẩm 'đại kỵ' hạt dẻ, bạn nên ghi nhớ để từ đó biết cách sử dụng sao cho đúng nhằm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình. 

Theo KHÁNH AN/VTC News

Tin liên quan

Rau chân vịt cực bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nhưng dùng sai cách sẽ mang đến 4 tác...

Rau chân vịt có hàm lượng dinh dưỡng cao nên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nếu...

Số lượng trứng nên ăn trong một tuần cho từng nhóm tuổi

Trứng là thực phẩm được nhiều người yêu thích, vậy nhưng ăn trứng bao nhiêu là đủ thì không phải...

Đây là 9 điều xảy ra với cơ thể nếu bạn uống trà mỗi ngày

Nhấm nháp một ly trà mỗi ngày có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích không tưởng.

Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể?

Làm thế nào để uống rượu mà không gây hại cho cơ thể là thắc mắc của nhiều người.

Nên uống nước lọc hay chanh mật ong khi ngủ dậy?

Nên uống nước lọc hay chanh mật ong khi ngủ dậy là câu hỏi nhiều người băn khoăn.

Tác dụng của khoai lang mật với sức khoẻ

Khoai lang mật là thực phẩm dễ ăn, có vị ngọt, được nhiều chị em yêu thích, vậy tác dụng...

Đậu xanh, đậu đen, đậu nành cực tốt nhưng 'đại kỵ' với những người này

Đậu xanh, đậu đen, đậu nành là những loại ngũ cốc tốt cho sức khoẻ, nhưng không phải ai cũng...

Tin mới nhất

Mẹ ruột Bảo Thanh: Nghệ sĩ tuồng, giai nhân nức tiếng Bắc Ninh, tuổi xế chiều được con gái báo...

4 giờ trước

Nhan sắc 3 nàng ‘kiều nữ’ nổi đình đám 16 năm trước gây sốt mạng xã hội khi bị ‘đào’...

4 giờ trước

Khoe sắc bên dàn sao khai mạc Cannes 2024, Củng Lợi bị chê 'thiếu sức sống' vì điều này

16 giờ trước

'Thằng Cò' Phùng Ngọc khoe ảnh cưới với bạn gái kém 10 tuổi, chuẩn bị kết hôn lần 2

16 giờ trước

Phương Oanh vừa sinh, Shark Bình sung sướng 'da kề da' với cặp 'rồng vàng', bị netizen chỉ trích 'khoe...

16 giờ trước

'Con gái' Châu Tấn đụng độ 'ái nữ' Lý Băng Băng: Xôn xao tin hợp tác phim song đại nữ...

16 giờ trước

Vẻ mặt thiếu tự tin của Điền Hi Vi trong quá khứ gây xôn xao cộng đồng mạng

17 giờ trước

Khoe nhà bạc tỷ bị CĐM mỉa mai 'ăn chặn' tiền từ thiện, Thủy Tiên tung bằng chứng minh oan,...

17 giờ trước

Hậu khóc lóc van xin vì nợ nần, Lý Á Bằng bị tố nợ nhân viên 10 tháng lương

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình