Nội dung bài viết
- 1. Giá trị dinh dưỡng của quả măng cụt
- 2. Những công dụng của quả măng cụt có thể bạn chưa biết
- 3. Măng cụt có tốt cho bà bầu và thai nhi?
- 4. Vỏ măng cụt và vỏ măng cụt ngâm rượu có tác dụng gì?
- 5. Nên ăn măng cụt khi nào và lưu ý khi sử dụng
- 6. Những tác dụng phụ của quả măng cụt
- 7. Măng cụt không được ăn chung với gì?
Măng cụt là một trong những loại hoa quả được ưa chuộng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Không chỉ hấp dẫn bởi vị ngọt thanh, hương thơm dễ chịu, quả măng cụt còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe bởi hàm lượng vitamin và dưỡng chất dồi dào bên trong nó.
Bên cạnh những tác dụng của quả măng cụt như giảm cân, ngăn ngừa ung thư, ổn định đường huyết,... loại quả này còn có những tác dụng phụ có thể gây hại cho cơ thể con người nếu bạn sử dụng sai cách. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích giúp bạn sử dụng đúng cách để phát huy hiệu quả của quả măng cụt đối với sức khỏe.
1. Giá trị dinh dưỡng của quả măng cụt
Quả măng cụt là loại quả có hình cầu, lớp vỏ ngoài dày cứng, có màu đỏ sẫm. Bên trong quả là phần thịt màu trắng, nhiều múi, có hạt.
Thành phần dinh dưỡng của phần thịt quả măng cụt chứa nhiều chất đường như saccarose, fructose, glucose và các dưỡng chất có lợi cho cơ thể như chất đạm, chất béo carbonhydrates, chất xơ, calsium, chất sắt, phốt pho,… và vitamin như B1, C.
Ngoài ra, quả măng cụt còn chứa nhiều hỗn hợp kháng thể tự nhiên Xanthones. Các công trình nghiên cứu y khoa đã tìm thấy hơn 40 loại kháng thể Xanthones thiên nhiên có trong vỏ măng cụt (chiếm khoảng 20% tổng số kháng thể Xanthones tự nhiên được tìm thấy trên địa cầu. Và đến nay, chưa có bất cứ loại hoa quả nào có thể sánh bằng quả măng cụt về phương diện này.
2. Những công dụng của quả măng cụt có thể bạn chưa biết
Tăng cường sinh lực
Hàm lượng axit Trytophan - chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin trong quả măng cụt có tác dụng cải thiện giấc ngủ, chống mệt mỏi, kích thích khẩu vị. Do đó, một trong những tác dụng của quả măng cụt được nhiều người công nhận chính là giúp tăng cường sinh lực cho cơ thể một cách an toàn và hiệu quả.
Giảm huyết áp
Chứng huyết áp cao là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Điều này khiến sự lưu thông các mạch máu trong các động mạch gặp trở ngại, dẫn đến nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Và quả măng cụt chính là "kết thân" hữu hiệu giúp giảm huyết áp và ngăn chặn sự tấn công huyết áp của mạch máu đường phổi mà bạn không nên bỏ qua.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Nhờ các kháng thể Xanthones có trong quả măng cụt khiến các tế bào trở nên mềm, có thể thấm nước và biến những thực phẩm hấp thụ trở thành năng lượng. Từ đó lượng cholesterol xấu bị giảm đáng kể và tình trạng béo phì cũng được cải thiện. Vì vậy, nếu muốn giảm cân, đừng bỏ qua tác dụng của quả măng cụt trong việc kiểm soát trọng lượng của cơ thể.
Giảm Cholesterol
Khi các cholesterol xấu bị oxy hóa sẽ tạo ra các mảng bám trong mạch máu và các động mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy các kháng thể Xanthones có trong măng cụt đóng vai trò giảm sự lão hóa của những cholesterol xấu và sự hình thành các mảng bám nguy hiểm.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thêm một tác dụng của quả măng cụt được nhiều người công nhận chính là việc giảm nguy cơ đột quỵ, củng cố hệ thống tuần hoàn nhờ đặc tính chống oxy hóa cao. Khi các mạch máu khỏe mạnh, những bệnh liên quan đến tim mạch cũng được giảm đáng kể.
Cải thiện tình trạng dạ dày
Sự lão hóa do giảm sút các chất acid trong dạ dày khiến cho tình trạng các vi khuẩn xấu trong dạ dày tăng. Từ đó gây ra các bệnh tiêu chảy, ợ hơi, khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Nhờ vào kháng thể Xanthones trong quả măng cụt, các vi khuẩn xấu bị tiêu diệt và tái lập sự bình ổn, hoạt động trơn tru của dạ dày.
Giúp tinh thần minh mẫn
Sự lão hóa ở bộ phận não bộ là nguyên nhân chính của các bệnh tâm thần, lãng trí, chân tay run lẩy bẩy,... Còn măng cụt lại là loại hoa quả có chứa có axit Trytophan - chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một loại chất dẫn truyền thần kinh liên quan mật thiết đến giấc ngủ, tâm trạng và khẩu vị của con người). Do đó, ăn măng cụt có thể giúp tinh thần thêm phấn chấn, minh mẫn.
Giảm mùi hôi của hơi thở
Tính diệt khuẩn của kháng thể Xanthones có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm mùi hôi khó chịu của hơi thở.
Hỗ trợ, phòng ngừa ung thư
Hàm lượng xanthones tự nhiên trong quả măng cụt cao có tác dụng kháng viêm tốt, hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư.
Củng cố đường tiết niệu
Đường tiết niệu suy giảm chức năng thường là do sự thoái hóa của cơ bắp vùng xương chậu ở phụ nữ và tuyến tiền liệt to ra khiến đường tiểu thu hẹp ở nam giới. Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Để khắc phục được tình trạng này, bạn có thể sử dụng quả măng cụt để củng cổ đường tiết niệu hoạt động hiệu quả hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong quả măng cụt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin, nhất là kháng thể Xanthones tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề về sức khỏe do hệ miễn dịch suy yếu.
Làm đẹp da
Những đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, nấm, dị ứng, chống oxy hóa trong măng cụt giúp người dùng giảm thiểu các nguy cơ mắc các chứng bệnh ngoài da như chàm, viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến, ngứa,... Đặc biệt, nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh đặc tính chống ung thư da hiệu quả của măng cụt.
3. Măng cụt có tốt cho bà bầu và thai nhi?
Với những tác dụng của quả măng cụt kể trên, có thể khẳng định quả măng cụt rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi nếu được sử dụng đúng cách. Trong thời kỳ mang thai, các chị em thường cảm thấy nặng nề, mệt mỏi cũng như gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì vậy bổ sung măng cụt vào chế độ ăn hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ và bé như:
- Chống mệt mỏi, giúp tinh thần minh mẫn, tăng cường sinh lực một cách tự nhiên, an toàn.
- Giúp bà bầu giữ vóc dáng vì măng cụt không chứa chất béo bão hòa, cholesterol.
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Ngăn ngừa thiếu máu cho bà bầu vì quả măng cụt có khả năng thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào máu và cải thiện lưu lượng máu.
- Cải thiện làn da, giữ độ ẩm và ngăn ngừa những căn bệnh về da khi mang thai.
- Hàm lượng axit folic trong quả măng cụt có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi, giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
4. Vỏ măng cụt và vỏ măng cụt ngâm rượu có tác dụng gì?
Quả măng cụt không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà phần vỏ còn mang lại nhiều lợi ích trong việc phòng và điều trị bệnh, làm đẹp hiệu quả.
Trị tiêu chảy
Lấy 24g vỏ măng cụt khô, 2g hạt thì là đem rửa sạch, nấu lấy nước uống. Sử dụng 2 lần/ngày để giảm triệu chứng tiêu chảy.
Chữa lỵ
6g vỏ măng cụt; rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa, mỗi thứ 8g, 6g trà xanh; cam thảo, vỏ quýt, mỗi thứ 4g; 3 lát gừng. Tất cả nguyên liệu nấu lấy nước để uống trong ngày.
Bài thuốc khác chữa lỵ
8g vỏ măng cụt nướng thơm,10g rau má; rau dền, khổ sâm, gương sen, củ rối sao đen, vỏ lựu, mỗi thứ 8g; 6g hạt cau già; cam thảo, vỏ quýt nướng, mỗi thứ 4g. Đem tất cả nguyên liệu nấu lấy nước uống.
Làm mờ nám da
Dùng vỏ măng cụt xay nhuyễn, thêm chanh, mật ong trộn đều. Bôi hỗn hợp này lên mặt khoảng 15-20 phút. Cách này giúp làm mờ vết nám, tàn nhang khá hiệu quả.
Ngăn ngừa mụn
Vỏ măng cụt phơi khô, nghiền mịn rồi trộn đều với 4 thìa dầu oliu. Thoa đều hỗn hợp lên mặt trong khoảng 30-60 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 1 lần/tuần để đạt kết quả tốt.
Chữa rạn da sau sinh
Dùng vỏ măng cụt được phơi qua hai nắng, ngâm ngập rượu trong bình kín khoảng 2 tuần. Dùng hỗn hợp này để thoa lên để giảm các vết rạn trên da.
5. Nên ăn măng cụt khi nào và lưu ý khi sử dụng
Không ăn măng cụt trước bữa ăn vì măng cụt có vị chua, có chứa axit lactic cao. Khi ăn măng cụt lúc đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Lời khuyên tốt nhất là sử dụng măng cụt như món trái cây tráng miệng sau bữa ăn.
Chọn những quả măng cụt tròn,, kích thước nhỏ hay trung bình vì đa số những quả này ít hạt, đặc ruột. Ngoài ra, những quả có vỏ hơi rám, nắn mềm tay, hoa thị ở chóp đáy đều đặn thường là những quả ngon.
Khi ăn, bạn cần bóc bỏ vỏ cẩn thận và chỉ ăn phần thịt trắng bên trong.
Nên ăn măng cụt với lượng vừa đủ, không nên sử dụng liên tục hàng ngày. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần một tuần, mỗi lần không quá 1kg để đảm bảo sức khỏe.
6. Những tác dụng phụ của quả măng cụt
Một số tác dụng phụ của quả măng cụt có thể gây ra cho sức khỏe:
Phản ứng dị ứng
Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây ra các phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da nổi mẩn, sưng, ngứa,... Nhiều trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng, tức ngực.
Nhiễm axit lactic
Một kết quả nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho biết, tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong vòng 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Lúc này, lượng axit lactic tích tụ trong máu, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, cơ thể suy yếu, thậm chỉ ảnh hưởng đến tính mạng.
Gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu
Hợp chất xanthone có trong loại quả này có thể gây cản trở quá trình đông máu. Nó cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin, gây xuất huyết tiêu hóa. Do vậy, những người trước 2 tuần chuẩn bị phẫu thuật hay sau phẫu thuật không nên sử dụng măng cụt.
7. Măng cụt không được ăn chung với gì?
Tác dụng của quả măng cụt đối với sức khỏe là rất tốt.Tuy nhiên, bạn cần ăn đúng cách và ăn vừa đủ để đảm bảo cho sức khỏe. Ngoài ra, không phải loại hoa quả nào cũng có thể kết hợp ăn cùng với nhau. Một số loại khi ăn chung với măng cụt sẽ khiến măng cụt trở thành chất độc hại cho cơ thể bạn.
Măng cụt và đồ uống có ga
Khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là do quả măng cụt chứa tính axit cao, còn nước uống có ga lại chứa nhiều đường nhân tạo.
Măng cụt kỵ ăn với gì - đường cát
Việc kết hợp giữa măng cụt và đường cát có thể gây ngộ độc. Vì vậy bạn nên tránh tiêu thụ hai loại này để đảm bảo cho sức khỏe.