Tuy nhiên, các mẹ hãy thật cẩn trọng trong việc lựa chọn vì có những quan niệm dân gian sai lầm về các loại thực phẩm bà bầu khi dùng càng nhiều càng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Trứng ngỗng
Theo quan niệm dân gian, ăn nhiều trứng ngỗng sẽ giúp bé sinh ra thông minh, có làn da trắng hồng và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn loại trứng này sẽ giúp xua đuổi tà ma.
Theo nhiều chuyên gia, giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng còn thua kém so với trứng gà và hơi khó ăn. Trên thực tế, trứng ngỗng cũng tương tự trứng gà, trứng vịt. Tuy nhiên, trứng ngỗng có vị tanh hơn, khó tiêu, dễ gây đầy hơi, chướng bụng, do vậy bà bầu không nên vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Nguyên nhân do thời điểm này những cơn ốm nghén sẽ gây ra cảm giác khó chịu, nôn ói khi bà bầu ăn trứng ngỗng.
Lưu ý, mỗi tuần bà bầu chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng để tránh tình trạng thừa chất, lượng cholesterol tăng cao, dễ dẫn đến hiện tượng xơ vữa động mạch và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn ở bà bầu.
Nước dừa
Nước dừa được xem như là “nước vàng” của bà bầu vì giúp bổ sung nước, khoáng chất giúp mẹ giảm stress, bổ sung năng lượng và cung cấp nước ối. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian uống nước dừa sẽ giúp con có làn da trắng. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc này.
Đây chỉ là một kinh nghiệm được truyền miệng. Vì thế, mẹ không nên tin mà uống quá nhiều nước dừa, nếu lạm dụng vào loại nước này sẽ làm phản công dụng. Trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (khoảng 2% tùy vào dừa xanh hay khô), nếu uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà mẹ mang thai thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Vậy nên, để có được công dụng tối đa từ việc uống nước dừa, mẹ bầu cần uống đúng cách.
Bà bầu uống nước dừa đúng cách như sau:
Lượng nước dừa lý tưởng nhất dao động từ 1 – 2 quả dừa mỗi ngày.
Những mẹ bầu có tiền sử suy nhược hoặc huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khoẻ, các mẹ nên chọn mua dừa quả còn trong buồng về lấy nước uống trực tiếp, không uống nước dừa đã lấy ra khỏi quả để qua đêm vì không khí có thể sẽ làm biến chất trong nước dừa.
Bản chất nước dừa có tính hàn, vì vậy không nên dùng với đá. Nên uống từ từ từng ngụm một. Khi đi bộ hoặc tập thể dục về, cơ thể đang mệt mỏi và nóng, mẹ bầu cũng không nên uống nước dừa ngay vì dễ gây cảm lạnh.
Thịt rùa
Khi mang thai, nhiều mẹ được mách rằng ăn nhiều thịt rùa sẽ giúp việc sinh nở được dễ dàng, nhanh chóng và đỡ đau trong quá trình chuyển dạ.
Tuy nhiên, quan niệm này không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, thịt rùa mềm lại giàu dinh dưỡng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn là lưu thông máu dễ dàng nhưng thịt rùa có tính đại hàn. Do đó, nếu ăn quá nhiều, bà bầu có nguy cơ đau bụng, ảnh hưởng tới thai nhi thậm chí là sảy thai.
Củ dền
Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người.
Củ dền có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy gây thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em dễ gây ngộ độc… Vì vậy cũng cần hạn chế sử dụng củ dền ở phụ nữ mang thai.
Mía
Mẹ bầu thường được nhiều người khuyên cần phải ăn mía hoặc uống nước mía thật nhiều để con sinh ra được bụ bẫm, sạch sẽ, ít nhớt mà còn bổ dưỡng cho thai nhi về trí tuệ và cả “sắc đẹp”...
Theo các chuyên gia, nước mía có nhiều tác dụng tích cực đến cơ thể mẹ bầu trong thai kỳ như cung cấp vitamin, bảo vệ da, tăng cường miễn dịch… Tuy nhiên lượng đường trong thức uống này khá lớn nên dễ làm thai phụ bị tiểu đường thai kỳ khi dùng nhiều.
Cách tốt nhất, những thai phụ bị thừa cân hoặc mắc tiểu đường thai kỳ không nên uống nước mía.
Có thể thấy, trước những lời khuyên về những loại thực thẩm mẹ phải dùng nhiều khi mang thai, mẹ bầu nên tham khảo và chỉ àm theo khi đã tìm hiểu cẩn thận hoặc tham khảo ý kiến bác sỹ.