Phụ Nữ Sức Khỏe

Những nguy hại tiềm ẩn khi ăn nội tạng động vật

Nội tạng động vật là món ăn khoái khẩu của nhiều người, vậy nhưng ăn nội tạng động vật có tốt không?

Nội tạng động vật bao gồm óc, tim, gan, thận (bầu dục), dạ dày, ruột... Thông thường, người Việt hay ăn tim, gan, bầu dục dạ dày của lợn, gà, ngan, vịt, số ít ăn tim, gan của trâu bò. Vậy nhưng, ăn nội tạng động vật có tốt không?

Những mặt lợi và hại khi ăn nội tạng động vật

Thông tin trên báo Vietnamnet cho hay, phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo, các loại tim, gan chứa nhiều sắt và vitamin A.

Tuy nhiên, các loại phủ tạng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và bầu dục.

Tim, gan, bầu dục tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu, thiếu sắt, rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Các loại phủ tạng này cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng bổ mắt tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.

Ngược lại, do các loại phủ tạng đều chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với người cao tuổi, người mắc các bệnh như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gút, bệnh thận, thận hư nhiễm mỡ, suy tim, người thừa cân - béo phì...

Ăn nhiều nội tạng không tốt cho sức khỏe

Những nguy hại tiềm ẩn khi ăn nội tạng động vật

Theo bài viết của bác sĩ Tố Quyên trên Báo Sức khỏe & Đời sống, các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virut, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.

Ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò “bệnh bò điên” (bovine spongiform encephalopathy).

Gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc), nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin cao - chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

Lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, nem chạo, cháo lòng... chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh, lòng lợn. Người bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.

Một số ruột động vật có chứa lượng lớn vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

Nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than..., các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe và thậm chí có thể tử vong.

Ăn nội tạng thế nào cho an toàn?

Hầu hết nội tạng động vật đều an toàn nếu bạn sử dụng với tần suất thấp và đảm bảo an toàn về nguồn gốc, vệ sinh, sơ chế và chế biến kỹ càng. Nhưng với những ai thường xuyên ăn gan, lòng, thận... từ động vật thì nên cân nhắc về các nguy cơ sức khỏe.

Nếu có một bộ phận nội tạng nào của động vật mang lại lợi ích sức khỏe cao với rủi ro tương đối thấp (ngoài việc chứa nhiều cholesterol cao) thì đó là tim. Song chúng nên được nấu chín kỹ giống như bất kỳ loại thực phẩm nào, có thể xay và trộn cùng với thịt để chế biến món ăn.

Nên mua nội tạng ở những nơi uy tín có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Điều quan trọng nhất là không được ăn nội tạng chưa nấu chín.

Người trưởng thành chỉ nên ăn nội tạng từ 2-3 lần trong tuần (khoảng 50-70g/lần), trẻ em ăn nội tạng 2 lần/tuần (khoảng 30-50g mỗi lần).

Theo Thanh Thanh (TH)/VTC News

Tin liên quan

Uống bao nhiêu bia mỗi ngày là đủ?

Uống bia chừng mực mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngược lại uống quá nhiều sẽ gây hại...

Thói quen ăn uống có hại, gây tình trạng đổ mồ hôi đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Không chỉ căng thẳng khiến bạn mất ngủ, thì thói quen ăn uống không đúng cách cũng là nguyên nhân...

Tác dụng của canh rau má ai cũng phải biết

Hãy cùng tham khảo tác dụng của canh rau má để bạn và gia đình có thể sử dụng nó...

Những ai không nên uống nước rau má?

Những ai không nên uống nước rau má là câu hỏi nhiều người quan tâm.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước rau má mỗi ngày?

Nước rau má từ lâu đã được nhiều người yêu thích, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống...

5 tác hại đáng sợ của rau má nếu dùng sai cách

Rau má rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích, nhưng nếu dùng sai cách rau...

Tác hại không ngờ khi ăn cơm nguội và những người cần tránh xa cơm nguội

Nhiều người thường có thói quen ăn cơm nguội mà không ngờ rằng nếu ăn sai cách sẽ gây hại...

Tin mới nhất

Nhờ thành công của 'Vĩnh dạ tinh hà', Ngu Thư Hân và Đinh Vũ Hề được người hâm mộ ủng...

19 giờ trước

Một sao nữ vì Ngu Thư Hân mà phải thay đổi kịch bản phim

19 giờ trước

Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh biến mất khỏi mạng xã hội trước nguy cơ bạn trai 'thua lỗ phòng vé'?

19 giờ trước

Nối gót Dương Mịch, Triệu Lộ Tư gây thất vọng vì 2 bộ phim thất bại liên tiếp

19 giờ trước

Triệu Vy bị cưỡng chế nộp phạt khi đang 'ở ẩn', chưa có động thái trở lại làng giải trí

19 giờ trước

Dương Tử Quỳnh thụ tinh nhân tạo thất bại" 'Không có con là nỗi buồn lớn nhất trong cuộc đời...

19 giờ trước

Triệu Lệ Dĩnh được diễn viên Huệ Anh Hồng hết lời khen ngợi diễn xuất trong Điều Thứ 20

19 giờ trước

Tạo hình đầy cuốn hút của Địch Lệ Nhiệt Ba trong 'Mộ tư từ', phải chăng đang nỗ lực cứu...

19 giờ trước

Ngu Thư Hân phá kỷ lục của Địch Lệ Nhiệt Ba và Dương Tử, được khen ngợi khi sánh đôi...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình