Bầu bí là một hành trình đặc biệt. Nhưng kèm theo sự "đặc biệt" là vô vàn những lời đồn "kì bí" về những thói quen, món ăn,...cần kiêng kị. Nhưng sự thực là, giống như lời khuyên của Tiến sĩ Bruce Young, Bác sĩ Y khoa, Giám đốc của Khoa phụ sản trường Đại học Y khoa NYU, "Mang thai không phải là trạng thái bạn phải sợ hãi rằng bất cứ thứ gì bạn làm có thể gây ra hậu quả xấu. Phần lớn thai kì, các mẹ bầu đều rất mạnh mẽ, miễn là không quá lạm dụng, mẹ bầu gần như có thể ăn mọi thứ".
"Những lời đồn thất thiệu về những thực phẩm sống, đặc biệt là cá sống, thịt sống hay rau tươi chưa được rửa sạch sẽ gây hại đến sức khỏe mẹ bầu. Có những thứ nhất định chẳng hạn như sữa chưa được tiệt trùng có thể khiến mẹ bị ốm, nhưng thực phẩm sống có thể khiến mẹ bị ốm, nhưng sẽ không gây hại đến em bé".
Dưới đây là những thực phẩm tưởng như bị "cấm" với các mẹ bầu, nhưng đã được các nhà nghiên cứu và các bác sĩ xác nhận rằng các mẹ có thể ăn trong thời gian mang thai.
Cá
"Khi các bác sĩ nói rằng không được ăn cá, điều này có nghĩa là họ đang nói về những người ăn rất nhiều cá, đặc biệt là những loại cá có chứa thủy ngân trong cơ thể", tiến sĩ Young giải thích. Những loại cá đó bao gồm các loại cá ăn thịt như cá kiếm, cá ngừ và cá da trơn.
"Nếu ăn những loại cá này mỗi ngày sẽ dẫn đến tăng lượng thủy ngân trong cơ thể. Hàm lượng thủy ngân này có thể tác động đến thai nhi, gây ra những hậu quả xấu". Vì thế, tiến sĩ Young khuyên rằng, chỉ nên ăn những loại cá ăn thịt này một hoặc hai lần mỗi tuần.
Với những loại cá không ăn thịt, tiến sĩ Young khuyên rằng mẹ bầu nên tránh ăn cá hồi nuôi. Tuy nhiên, mẹ có thể thoải mái ăn cá hồi hoang dã bao nhiêu tùy thích. Lời khuyên này không hề đi ngược lại quy tắc ăn các loại cá ngừ đóng hộp hay sushi đối với phụ nữ khi mang thai, tuy nhiên, mẹ không nên ăn những loại này quá thường xuyên, và đảm bảo rằng những món đồ này thực sự chất lượng với nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo.
Các loại hạt
Thế nhưng, theo tiến sĩ Young, "điều này hoàn toàn sai lầm". Không chỉ vậy, vị tiến sĩ này còn cho biết có một nghiên cứu y tế thú vị cho rằng nếu mẹ không muốn em bé của mình bị dị ứng sau này, mẹ nên để bé tiếp xúc với những loại thực phẩm này ngay từ khi mang bầu.
Thực tế, kết quả nghiên cứu khảo sát trên 8.205 mẹ được đăng tải trên Tạp chí Nhi khoa JAMA đã cho thấy những phụ nữ ăn các loại hạt ít nhất năm lần mỗi tháng có tỉ lệ sinh các bé bị dị ứng hạt ít hơn
Phô mai chưa tiệt trùng
Tiến sĩ Young đã nhận được rất nhiều câu hỏi về những loại phô mai mềm này. Trong khi một số mẹ có thể bị ốm khi ăn chúng, loại thực phẩm này không hề gây hại đến em bé. Tiến sĩ Young một lần nữa nhận mạnh rằng có rất ít hành động của mẹ có thể gây ra tác hại xấu đối với em bé, trừ khi chúng trở nên quá mức, hoặc bị lạm dụng.
Để biết được danh sách các loại thực phẩm nên ăn khi mang bầu, các mẹ nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ cá nhân để lựa chọn chế độ ăn tốt nhất cho bản thân và cho em bé. Tuy nhiên, mẹ nên tích cực ăn nhiều loại thức ăn chứa axit folic. Tiến sĩ Young chia sẻ "Axit folic là loại vitamin đặc hiệu duy nhất đã được chứng minh giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi".
Đồng thời, các mẹ bầu cũng nên bổ sung đủ chất đạm từ ngũ cốc, đậu, và thịt. Khi mang thai, các mẹ sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, cần khoảng 2.200 calories mỗi ngày, do đó, mẹ cũng cần bổ sung nhiều tinh bột từ bánh mì, ngũ cốc hay mì ống.
Cũng trong chia sẻ của mình, tiến sĩ Young cũng chỉ ra một quan điểm sai lầm khác rằng mẹ không nên tăng cân quá nhiều trong thai kì. Tiến sĩ nhấn mạnh rằng các mẹ nên chú trọng hơn đến việc "ăn đúng", đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ axit folic từ chế độ ăn, sử dụng các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng thực phẩm được rửa sạch và nấu chín, thay vì lo lắng về cân nặng của mình.