Phụ Nữ Sức Khỏe

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4, bà bầu nên làm gì?

Mang thai tháng thứ 4 bị cảm cúm luôn khiến các bà bầu rất hoang mang và lo lắng, thậm chí còn suy sụp, có cảm giác bất an trong suốt thai kì.

Biểu hiện cảm cúm của bà bầu mang thai tháng thứ 4

Cảm cúm là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết như: Nắng, mưa, khí hậu nắng ẩm đột ngột, thất thường,... hoặc có thể lây từ người bị bệnh. Theo đó, cảm cúm sẽ gây cảm giác đau nhức toàn thân, các cơ bắp nặng nề, rất mỏi mệt. Khi cảm cúm có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… thì đó là dấu hiệu bình thường, không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu sốt kèm buồn nôn, chóng mặt thì mẹ bầu phải thận trọng vì virus cúm có thể làm thân nhiệt thai phụ tăng lên gây sốt, sổ mũi, rát họng, rối loạn sự trao đổi chất sinh độc tố, ảnh hưởng đến thai nhi. Nguy hiểm hơn, virus có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai, gây bệnh tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết, không có não,… Sốt cao và độc tố còn kích thích co bóp tử cung, gây hiện tượng sảy thai hoặc sinh non. 

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4 khiến mẹ bầu rất hoang mang và lo lắng. (Ảnh minh họa: Internet)

Bà bầu làm gì nếu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4?

Nghỉ ngơi, thư giãn nếu chỉ bị cảm cúm bình thường.

Uống đủ nước để ngăn chặn mất nước khi sốt. Đồng thời, uống thêm nước ép trái cây giàu vitamin C, chẳng hạn nước cam, giúp tăng miễn dịch.

Nếu mẹ bầu cảm thấy chán ăn thì có thể bồi dưỡng cho cơ thể với chế độ ăn loãng như cháo, súp, sữa ấm… để giúp cơ thể mau phục hồi.

Hạn chế việc vận động, không để cơ thể quá nóng, ra nhiều mồ hôi.

Ăn tỏi để diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và các loại vi rút gây bệnh bởi rong tỏi chứa thành phần kháng sinh allicinin, giàu glucogen, fitonxit là "khắc tinh" của cảm cúm.

Bạn có thể dùng paracetamol để hạ sốt và làm dịu đau nhức nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Nếu sau 2-3 ngày không thuyên giảm những triệu chứng cảm cúm, thấy nôn ói, khó thở, sốt cao, choáng váng,… thì nhanh chóng đến khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp, không nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tỏi là loại thực phẩm giúp mẹ bầu trị cảm cúm hiệu quả. (Ảnh minh họa: Internet)

Khi bị cảm cúm mẹ bầu nên cẩn trọng khi dùng thuốc

Khi đang mang thai, việc mẹ bầu dùng thuốc để trị bệnh cảm cúm lại không được khuyến khích bởi việc này có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đa số các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai sớm, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

Nhiều mẹ bầu vẫn tự ý mua thuốc uống với tâm lý uống một chút sẽ không ảnh hưởng hoặc lơ là vì nghĩ rằng cảm mạo một chút không sao nên dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi bị cảm trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị tốt nhất, đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Nam Phong (TH)

Tin liên quan

Gừng trị cảm cúm cho bà bầu, cách làm đơn giản được hội chị em liên tục truyền tai nhau

Cảm cúm luôn là nỗi ám ảnh của bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai. Những cách trị cảm...

Dấu hiệu như cảm cúm nhưng là bệnh ung thư nguy hiểm

Những người mắc bệnh ung thư vòm mũi họng triệu chứng ban đầu thường gặp là đau đầu, nghẹt mũi...

Bà bầu uống thuốc cảm cúm có nguy hiểm không?

Bà bầu uống thuốc cảm cúm có được không và có nguy hiểm không, đó là nỗi lo chung của...

Bài thuốc nam trị cảm cúm

Cảm cúm là bệnh thông thường xảy ra quanh năm, song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời...

Mẹo chữa cảm cúm khi thời tiết giao mùa cho trẻ

Chữa cảm cúm khi thời tiết giao mùa bằng các bài thuốc dân gian, dược liệu từ thiên nhiên đơn...

Mẹo chữa cảm cúm hiệu quả với mùi tàu

Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ...

3 loại trái cây giúp đẩy lùi cảm cúm khi giao mùa

Cảm cúm là một trong những căn bệnh phổ biến khi giao mùa. Nếu không biết cách điều trị bệnh...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình