Các dấu hiệu gan nhiễm độc
Chức năng chính của gan là giải độc cơ thể, nếu gan tốt thì sẽ thực hiện chức năng lọc thải các chất độc, phòng ngừa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, nếu chức năng của gan bị suy giảm, các chất độc sẽ tích tụ gây ra nhiễm độc, bị tổn thương, lâu dần dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan…
Rối loạn tiêu hóa
Đây là tình trạng dễ gặp nhất (chiếm 60-80%). Các dấu hiệu như: Chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu dẫn đến đau bụng, buồn nôn, sợ thịt, sợ mỡ…Các triệu chứng trên dẫn đến việc cơ thể bị trì trệ và suy nhược.
Bị ngứa do gan nhiễm độc
Nhiễm độc gan do chức năng gan suy giảm nên việc thải độc cơ thể không còn hiệu quả, chất độc tích tụ gây kích ứng da. Tình trạng nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Đau vùng thượng vị
Người bệnh thường có cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải, căng đau vùng thượng vị. Trong một vài trường hợp còn có thể đau bụng dữ dội vùng túi mật.
Đổ mồ hôi
Gan bị nhiễm độc, chức năng hoạt động của gan cũng sẽ bị suy giảm gây ra tình trạng nóng gan. Do đó, người bệnh thường cảm thấy nóng trong người, đổ mồ hôi nhiều dù nhiệt độ mát mẻ.
Hội chứng giả cúm
Hiện tượng này thường gặp trong tổn thương gan giai đoạn sớm như đau đầu, sốt, đau các khớp và cơ toàn thân.
Giảm khả năng tình dục
Khi hàm lượng hormone sinh dục giảm sút, sẽ gây mất cân bằng tỷ lệ hormone sinh dục. Từ đó dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và liệt dương. Khi bị suy giảm tình dục không rõ nguyên nhân thì nên đi khám sớm, vì có thể ký do bắt nguồn từ bệnh gan.
Thay đổi màu da
Dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết các vấn đề về gan là vàng mắt, vàng da. Do chất Bilirubin (chất thải màu vàng) được sản xuất từ mật và xử lý tại gan, khi trong máu có nhiều bilirubin bị rò rỉ khiến da và mắt chuyển sang màu vàng. Đó là dấu hiệu cho thấy gan của bạn không hoạt động tốt và đã bị nhiễm độc.
Lưu ý: Những dấu hiệu trên thường xuất hiện cùng lúc, đặc biệt là sau khi uống rượu bia, ăn quá no, thời tiết thay đổi.
Thủ phạm gây ra nhiễm độc gan
Thứ nhất, tình trạng dùng thuốc kéo dài. Các loại thuốc dùng kéo dài quá lâu hoặc quá liều có thể gây ra tổn thương gan, nhiễm độc gan mạn tính như paracetamol, thuốc tuyến giáp, thuốc điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc chống lao, thuốc kháng sinh,…
Thứ hai, việc sử dụng các thực phẩm chức năng, thuốc nam, thuốc bắc…không rõ nguồn gốc và thuốc kém chất lượng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm độc gan.
Thứ ba, sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước có tồn dư các hóa chất độc hại, nấm mốc có thể gây nhiễm độc gan và nhiều cơ quan khác.
Thứ tư, sử dụng rượu bia, các chất kích thích gây ra nhiễm độc gan.
Cách phòng ngừa gan nhiễm độc
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt theo liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cần:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein và chất chống mỡ gan như: rau xanh, mực, thịt nạc, trứng, cá, chế phẩm từ đậu…; các thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: Mạch nha, giá, đậu, lạc, hoa quả…; thực phẩm giàu vitamin A, như: Bắp cải, tỏi tây, gan động vật, cà rốt, hẹ, sữa bò, lòng đỏ trứng…Chế độ ăn uống hợp lý giúp tế bào gan hồi phục và tái sinh nhanh hơn, tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường và chứa nhiều năng lượng.
Không dùng thuốc khi chưa có chỉ định: Tùy tiện dùng thuốc là nguyên nhân gây ra hiện tượng gan nhiễm độc, do vậy hãy dùng khi thực sự cần thiết và đúng chỉ định. Trong trường hợp phải sử dụng thuốc lâu dài, thì nên sử dụng các thực phẩm bổ chức năng có nguồn gốc thiên nhiên.
Sống lành mạnh: Hạn chế tối đa rượu, bia và các chất độc trong không khí, duy trì thói quen sống lành mạnh và tập thể dục hằng ngày để tăng cường sức khỏe.
Nhiễm độc gan xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, việc thăm khám định kỳ hoặc thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường là vô cùng cần thiết. Đồng thời, hãy lên cho mình kế hoạch chăm sóc cơ thể phù hợp, tránh làm gan bị tổn thương nặng hơn.