Phụ Nữ Sức Khỏe

5 dấu hiệu cho thấy bạn đang căng thẳng “xấu” cần phải cảnh giác để tránh hậu quả về sau

Chuyên gia tâm lý của Mayo Clinic cho biết nếu gặp 5 dấu hiệu dưới đây bạn có khả năng đã bị căng thẳng “mãn tính”.

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe điều này, nhưng xét về mặt y học thì không phải mọi căng thẳng đều xấu.

Tiến sĩ Safia Debar, chuyên gia quản lý căng thẳng tại Mayo Clinic Healthcare ở London, cho biết mức độ căng thẳng lành mạnh giúp xây dựng khả năng phục hồi.

Cô ấy giải thích sự khác biệt giữa căng thẳng tốt và xấu, cũng như cách nhận biết khi nào bạn có nguy cơ bị quá tải.

Chuyên gia Debar nói: “Căng thẳng là một phản ứng về thể chất và tâm lý đối với một nhu cầu và nhu cầu đó có thể là bất cứ thứ gì”.

Sự căng thẳng có lợi cho chúng ta và thậm chí có thể mang lại cho chúng ta cảm giác hạnh phúc được gọi là eustress và ngược lại là distress.

 Kết hôn có thể gây ra căng thẳng tốt hoặc xấu, tùy thuộc vào từng người và hoàn cảnh. Ảnh: Shutterstock 

Cùng một sự kiện - ví dụ như kết hôn - có thể gây ra cả hai loại stress này, chuyên gia Debar cho biết.

Chuyên gia Debar cho biết: “Đó là cách bạn nhận thức về căng thẳng đó và cách cơ thể của bạn xử lý nó. Căng thănge mãn tính sẽ ảnh hưởng đến mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể chẳng hạn cảm thấy lo lắng, trầm cảm và vấn đề tiêu hóa”.

Căng thẳng thúc đẩy một loạt phản ứng trong tâm trí và cơ thể khi bạn đưa ra phản ứng, chuyên gia Debar cho hay.

Khi bị căng thẳng bình thường, một người bắt đầu ở mức thư giãn cơ bản, gặp phải tác nhân gây căng thẳng, phản ứng căng thẳng bắt đầu, tăng lên đến đỉnh điểm và sau đó quay trở lại mức cơ bản.

Những thay đổi về thể chất có thể xảy ra khi bạn nhận thấy mối đe dọa bao gồm:

Kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm và sản xuất hormone gây căng thẳng chính, cortisol

Suy nghĩ trở nên tiêu cực khi bạn trải nghiệm hoặc dự đoán điều gì đó tồi tệ. Sự chú ý trở nên tập trung cao độ vào những gì đang xảy ra

Tim, phổi và cơ bắp chuẩn bị cho trạng thái chiến đấu hoặc chạy trốn. Nhịp tim tăng, huyết áp tăng và tốc độ hô hấp tăng khi cơ thể cung cấp nhiều oxy hơn cho các tế bào. Cơ bắp căng thẳng

Hệ thống tiêu hóa và sinh sản hoạt động chậm lại vì không cần thiết

Hệ thống miễn dịch chuyển sự chú ý của nó từ việc chống lại những kẻ xâm lược cực nhỏ như virus hoặc tế bào ung thư và chuyển sang chế độ viêm, tăng sản xuất protein gọi là cytokine để điều chỉnh quá trình này.

Khi “mối đe dọa” qua đi, cơ thể bắt đầu “dọn dẹp”, chuyển sang trạng thái sửa chữa, đổi mới và tăng trưởng.

“Trên thực tế, nó có thể tốt cho bạn vì nó mang lại khả năng phục hồi cao hơn. Nếu bạn đã từng vượt qua một sự kiện căng thẳng trong đời, xử lý nó một cách trọn vẹn và hoàn thành chu trình đó, thì trải nghiệm tương tự tiếp theo mà bạn có, bạn sẽ nghĩ, 'Ồ không, nhưng tôi có thể làm được'”, chuyên gia Debar nói.

Tuy nhiên, khi ai đó liên tục bị căng thẳng quá mức, khả năng trở về mức cơ bản bắt đầu suy yếu dần.

“Bạn có thể gặp căng thẳng và ở đó, có phản ứng kéo dài. Đây là lúc bạn cảnh giác cao độ: bạn căng thẳng nhưng mệt mỏi, bạn lo lắng,” cô nói.

Căng thăng liên tục và không ngừng gây ra nhiều hậu quả về sau. Ảnh: Shutterstock

“Hoặc cuộc sống đã ném vào bạn quá nhiều yếu tố căng thẳng khiến bạn phản ứng không thỏa đáng. Điều quan trọng không phải là sự áp lực thực sự, mà là sự thiếu phục hồi. Sau một thời gian, bạn có thể trở nên tê liệt và không có bất kỳ phản ứng nào”, cô cho hay.

Chuyên gia Debar cho biết thêm, đôi khi mọi người nghĩ rằng sẽ tốt nếu không thể hiện phản ứng nào, nhưng phản ứng bên trong căng thẳng và chuỗi hoạt động bên trong của nó vẫn đang diễn ra. Chúng chỉ bị ẩn đi thôi.

Debar nói rằng có một số dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị căng thẳng quá mức và đã đến lúc phải giải quyết nó. Bao gồm:

Nếu căng thẳng cảm thấy không ngừng và liên tục

Nếu căng thẳng không thể kiểm soát được và bạn không thể thư giãn hoặc cảm thấy như đang ở chế độ lái tự động

Nếu bạn gặp vấn đề trong việc điều chỉnh cảm xúc

Nếu bạn bắt đầu trốn tránh cuộc sống và/hoặc mọi người

Bạn gặp các triệu chứng thực thể như đau đầu, đau ngực, khó chịu ở dạ dày, khó ngủ hoặc bị ốm thường xuyên hơn

Chuyên gia Debar nói: “Hãy suy nghĩ về cách cơ thể bạn xử lý căng thẳng và cách bạn xử lý nó về mặt cảm xúc, thể chất và trong các mối quan hệ của mình. Bạn làm nghề gì? Bạn không làm gì?”

Căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Cô khuyến nghị những người cảm thấy các triệu chứng thể chất đang diễn ra hoặc nhận thấy rằng việc thay đổi lối sống dường như không giúp ích gì nên tham khảo ý kiến ​​của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ.

 

 

 

 

Phước Hải

Tin liên quan

Để không mắc các bệnh về xương khớp, chị em nên ngừng ăn ngay những thực phẩm này

Thực phẩm muối chua, trà, cà phê là những món chị em nên hạn chế sử dụng nếu không muốn...

5 bài tập giúp chị em điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố nữ: Đơn giản, dễ thực...

Dưới đây là 5 loại bài tập có thể có lợi cho việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt cũng...

Người tiêu dùng hoang mang vì ăn thịt gà hâm lại dễ bị ung thư: Chuyên gia nói gì?

Thịt gà có tính ấm, chế biến các món ăn tẩm bổ như hầm, cháo, canh dùng để bồi bổ,...

8 lợi ích không ngờ của việc đi chân trần trên cỏ, chuyên gia khuyên nên duy trì hàng ngày...

Trong một nghiên cứu nhỏ ở người lớn, một buổi đi bộ chân trần trên cỏ kéo dài hai giờ...

6 dấu hiệu đột quỵ cực nguy hiểm ai cũng phải biết

Đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường xuất hiện đột ngột, tỷ lệ tử vong...

6 dấu hiệu cảnh báo ung thư gan nhiều người bỏ sót

Nhiều dấu hiệu có thể bị lầm lẫn với bệnh da liễu, tiêu hóa... nhưng lại là lời cảnh báo...

Bị suy thận và những sai lầm nên tránh

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thận mạn tính. Tuy nhiên, việc thay đổi...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày 1 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày 1 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày 1 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 16 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 16 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 16 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 20 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 20 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình