Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhận biết kịp thời khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Tình trạng ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm vẫn luôn là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua. Số liệu từ Bộ Y tế cho biết, tính chung 9 tháng của năm 2023, cả nước xảy ra 80 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.356 người bị ngộ độc, trong đó có 15 người tử vong.

Trước thực trạng ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng các vụ ngộ độc thực phẩm, các bậc phụ huynh cần nhận biết, xử trí và chăm sóc đúng cách khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, có những triệu chứng về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy); hô hấp (ho, thở nhanh, khó thở, tím tái); thần kinh (co giật, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim hoặc hôn mê. Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thực phẩm còn có dấu hiệu tăng tiết đờm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.

Nếu nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải chú ý kỹ xung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ ngay bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây ngộ độc.

Trong khi chờ đợi vận chuyển đến cơ sở y tế, nên để trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước (khát, li bì, niêm mạc miệng mũi khô, tiểu ít,…) của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để đảm bảo bù nước đầy đủ. Đồng thời, cho trẻ uống dung dịch oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải. Nếu trẻ sốt cao có thể dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Bên cạnh đó, cần tạm ngừng việc sử dụng thức ăn, thuốc nghi ngờ gây ngộ độc, giữ lại toàn bộ thức ăn thừa, phân, chất nôn, thuốc đã dùng để đi xét nghiệm và báo ngay cho cơ quan y tế.

Để trẻ phục hồi tốt sau ngộ độc thực phẩm, nên cho trẻ ăn các món ăn loãng, mềm như súp, cháo, canh để đảm bảo dinh dưỡng và giúp trẻ dễ ăn hơn. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Cho trẻ ăn thêm sữa chua, rau xanh, hoa quả như chuối, táo để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường vitamin.

Khi nhận thấy trẻ bình thường trở lại, cha mẹ có thể cho trẻ ăn cơm, bánh và một số đồ ăn khác. Tránh các thực phẩm gây khó tiêu và dễ kích thích gây buồn nôn như đồ chiên rán, thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Không nên ăn các thực phẩm từ sữa động vật như bơ, phô mai, sữa… trong vài ngày do lúc này cơ thể trẻ khó dung nạp được lactose gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.

Cùng với đó, cha mẹ nên cho trẻ uống nước bù điện giải đúng cách; có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả để dễ uống hơn. Đặc biệt, không cho trẻ uống nước đá, các loại nước ngọt hoặc nước có ga.

Ngoài ra, với trẻ bị ngộ độc cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các vận động mạnh. Cha mẹ nên cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Hạn chế tiếng ồn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

Để phòng nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt trong vấn đề ăn uống, giữ gìn vệ sinh thực phẩm. Cần lựa chọn thức ăn đã được nấu chín, bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ, tránh nhiều vi khuẩn xâm nhập. Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn.

Trong bảo quản thức ăn cần chú ý hạn sử dụng, không để lẫn thức ăn sống và thức ăn chín. Nếu chế biến thức ăn, đối với rau củ quả cần rửa sạch và ngâm nước muối. Không dùng thức ăn đông lạnh, thực phẩm ôi thiu. Không cho trẻ ăn thức ăn hay uống những chất lạ, tránh những trường hợp ngộ độc xảy ra. Giữ vệ sinh trong ăn uống bằng cách ăn chín, uống sôi.

Ngoài ra, cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh... để phòng bệnh. Môi trường sống của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ.

Theo BS LÊ THỊ TRÂM ANH/Đại Đoàn Kết

Tin liên quan

Để không mắc các bệnh về xương khớp, chị em nên ngừng ăn ngay những thực phẩm này

Thực phẩm muối chua, trà, cà phê là những món chị em nên hạn chế sử dụng nếu không muốn...

5 bài tập giúp chị em điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố nữ: Đơn giản, dễ thực...

Dưới đây là 5 loại bài tập có thể có lợi cho việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt cũng...

Người tiêu dùng hoang mang vì ăn thịt gà hâm lại dễ bị ung thư: Chuyên gia nói gì?

Thịt gà có tính ấm, chế biến các món ăn tẩm bổ như hầm, cháo, canh dùng để bồi bổ,...

8 lợi ích không ngờ của việc đi chân trần trên cỏ, chuyên gia khuyên nên duy trì hàng ngày...

Trong một nghiên cứu nhỏ ở người lớn, một buổi đi bộ chân trần trên cỏ kéo dài hai giờ...

6 dấu hiệu đột quỵ cực nguy hiểm ai cũng phải biết

Đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường xuất hiện đột ngột, tỷ lệ tử vong...

6 dấu hiệu cảnh báo ung thư gan nhiều người bỏ sót

Nhiều dấu hiệu có thể bị lầm lẫn với bệnh da liễu, tiêu hóa... nhưng lại là lời cảnh báo...

Bị suy thận và những sai lầm nên tránh

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thận mạn tính. Tuy nhiên, việc thay đổi...

Tin mới nhất

5 mẹo giúp bạn bảo quản trái cây và rau quả khi đã cắt một nửa

5 giờ trước

Củ sen nấu món gì cũng ngon hết ý

9 giờ trước

Công thức làm bánh bông lan Phú Sĩ bên ngoài đẹp mắt, bên trong béo thơm

9 giờ trước

5 mẹo đơn giản giúp căn bếp của bạn luôn mát mẻ trong mùa hè này

9 giờ trước

5 lợi ích vô cùng tuyệt vời mà ngô đem lại cho sức khỏe bạn không nên bỏ qua

23 giờ trước

Luộc gà xong chớ vội ăn ngay, hãy làm thêm bước này để da giòn thịt chắc, không bị nát

23 giờ trước

Hướng dẫn cách bảo quản rau trong tủ lạnh được tươi lâu cực đơn giản

23 giờ trước

Cách làm pate gan gà kiểu Pháp cực ngon laok siêu dễ

1 ngày 4 giờ trước

“Team không hành” có thể phải suy nghĩ lại khi biết rau hẹ có tác dụng gì, nhất là nam...

1 ngày 4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình