Vai trò của vitamin C đối với sự phát triển của trẻ em
Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Dưỡng chất này hỗ trợ quá trình hình thành tế bào máu đỏ, hỗ trợ sự phát triển khung xương và mô tế bào, giảm các vết sưng nướu thường gặp.
Vitamin C còn hỗ trợ làm giảm nhanh các vết bầm tím khi trẻ bị chấn thương, giúp các vết thương nhanh lành, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C còn là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Khi thiếu vitamin C, các vết thương trên cơ thể trẻ sẽ mau lành, tình trạng sưng nướu xuất hiện phổ biến. Hệ miễn dịch của bé suy giảm dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh thông thường như ho, cảm cúm, cơ thể bé luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Thiếu vitamin C còn khiến da dẻ bé khô khốc, bong tróc; tóc xơ, gãy rụng. Men răng bị xói mòn. Trẻ còn phải đối mặt với triệu chứng chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
Những nguồn bổ sung vitamin C cho trẻ
Theo Babycenter, lượng vitamin C cần bổ sung cho trẻ tùy theo từng độ tuổi phát triển:
Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: Bổ sung 15mg vitamin C, tối đa không vượt quá 400mg mỗi ngày.
Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Bổ sung 25mg vitamin C, tối đa không vượt quá 650mg mỗi ngày.
Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Bổ sung 45mg vitamin C.
Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Bé gái cần bổ sung 65mg vitamin C, bé trai cần khoảng 75mg vitamin C mỗi ngày.
Từ 19 tuổi trở đi: Bé gái cần bổ sung 75mg vitamin C, bé trai cần bổ sung 90mg vitamin C mỗi ngày.
Nguồn vitamin C bổ sung cho trẻ chủ yếu thông qua dinh dưỡng. Trường hợp cơ thể trẻ không tiếp nhận đủ các chất dinh dưỡng từ rau củ quả hoặc các thực phẩm giàu vitamin C, dưỡng chất này có thể bổ sung bằng viên uống.
Các bác sĩ cho biết, vitamin C không thể tích lũy hàng ngày trong cơ thể. Do đó, cha mẹ nên sung vitamin C hàng ngày cho trẻ.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có mặt trong rất nhiều các loại rau củ quả trái cây. Danh sách những thực phẩm hàng đầu chứa lượng lớn vitamin C có thể kể đến như: Quả lý chua, dâu tây, kiwi, nho, bắp cải, cải bó xôi, họ nhà đậu, các loại ớt chuông (ớt chuông vàng, xanh, đỏ), khoai tây, cà chua, bông cải xanh, ổi, trái cây họ cam quýt.
Cha mẹ cũng có thể bổ sung vitamin C cho trẻ với ngũ cốc, bánh mì, yến mạch, mì ống, cơm, đậu phụ, cá, thịt, trứng, sữa, phô mai, sữa chua.
Viên uống bổ sung vitamin C cho trẻ em
Trẻ nhận được đầy đủ nguồn dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm rau củ quả hàng ngày có thể không cần bổ sung viên uống vitamin C.
Tuy nhiên, nếu trẻ có hiện tượng biếng ăn, cơ thể không tiếp nhận được đầy đủ các dưỡng chất, cha mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin C thông qua viên uống cho con.
Trong trường hợp này, cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn bổ sung liều vitamin C thích hợp. Tuyệt đối không tự ý bổ sung quá liều, tránh nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận hoặc những triệu chứng bất thường khác ở trẻ.