Lưu ý trước khi cúng thần Tài
Bàn thờ thần Tài đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính. Nên đặt bàn thờ ở gần cửa nhưng tránh lối đi lại để đỡ ồn ào. Chú ý không đặt bàn thờ thần Tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.
Trước khi dâng lễ cúng, gia chủ cần lau bụi, sắp xếp lại để mặt trước bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ. Những người cẩn thận trước ngày mùng 10 tháng Giêng thường lau bàn thờ, lau tượng ông thần Tài và ông Thổ địa bằng nước thơm, nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi.
Khung giờ vàng cúng vía Thần Tài
Năm 2023, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ Ba, ngày 31/1 dương lịch.
Khung giờ vàng cúng vía Thần Tài có 3 khoảng: Giờ Mão từ 5h-7h, giờ Tỵ từ 9h-11h, giờ Thân từ 15h-17h.
Đây cũng là 3 khung giờ gia chủ nên mang vàng, bạc đi qua cổng chính, cửa chính đặt vào vùng tài vị để két sắt, nơi chuyên để tiền của gia đình.
Những điều kiêng kỵ trong ngày vía thần tài
Quên tắm rửa mộc dục cho tượng Thần Tài
Theo quan niệm dân gian, tắm rửa cho tượng thần cũng như lau dọn ban thờ là việc quan trọng. Trước ngày vía Thần Tài, gia chủ nên tắm rửa mộc dục cho tượng Thần Tài.
Gia chủ có thể dùng nước ngũ vị hương trong đó hồi khô, quế khô là 2 vị cố định còn lại dùng gừng, xả, hương nhu, đinh hương, xuyên tâm liên, gỗ vang, gỗ bạch đàn, lá nếp, lá bưởi... tùy thổ nhưỡng vùng miền để tắm cho tượng.
Sau khi tắm rửa cho các tượng thần xong, gia chủ đừng quên dùng khăn khô lau sạch nước rồi mới đặt lên ban thờ, tránh để tượng thần còn ướt nước đã vội cúng cầu là không tốt, bạc lộc.
Ngoài ra, những đồ thờ cúng phong thủy khác cũng nên được lau dọn sạch sẽ.
Phong thủy có nguyên tắc sạch sẽ để lưu chuyển cát khí nên những đồ đặt lên ban thờ tránh để bám bụi lâu ngày.
Không mặc quần áo nghiêm túc khi làm lễ
Trong việc thờ cúng, sự thành kính và tôn nghiêm rất quan trọng. Gia chủ cần sửa soạn trang phục nghiêm chỉnh, sạch sẽ, gọn gàng. Ăn mặc xuề xòa là 1 trong những đại kỵ khi làm lễ.
Cãi vã trong ngày cúng vía Thần Tài
Cãi vã, bất hóa trong ngày cúng vía Thần Tài cũng là điều kiêng kỵ nên tránh để giúp việc khấn cầu tài lộc được suôn sẻ. Việc sinh sự, cãi vã, chửi mắng đánh nhau khiến gia đạo bất an, như vậy lộc lá cũng không tới, may mắn cũng theo đó mà đi.
Tán lộc cho người ngoài
Vào ngày vía của các Thần Tài mà bản chủ thờ cúng hay ngày đại lễ Thần Tài mùng 10 tháng Giêng không nên đem lộc cho người không cùng huyết thống.
Bởi quan niệm dân gian cho rằng, chia lộc cho người ngoài, tức không phải người thân của mình thì lộc sẽ đi hết ra ngoài.
Mâm cúng vía Thần Tài
Trong ngày vía Thần Tài, nhiều người thường mua vàng để cầu may, trong khi một số gia đình còn sắm sửa lễ cúng Thần Tài để cầu cho công việc làm ăn thuận lợi.
Tùy vào từng vùng miền khác nhau mà có lễ vật cúng Thần Tài khác nhau. Tuy nhiên, theo truyền thống, cúng vía Thần Tài thường gồm các lễ vật sau:
Bộ Tam sên: gồm thịt lợn luộc (thịt lợn phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (có thể có hoặc không tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình).
Hũ gạo, hũ muối (đặt ở giữa ông Thần Tài và ông Địa).
Nến (đèn cầy)
Hương thắp (nhang)
3 cốc nước
3 cốc rượu
Tiền vàng mã
Thuốc lá
Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…)
Tiền lẻ
1 đĩa bánh kẹo
Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu)
Xôi đậu xanh
Lưu ý với lễ vật sau khi lễ xong:
Đồ cúng bằng muối và gạo thì giữ lại trong nhà cho có lộc.
Rượu và nước sau khi cúng xong phải đem tưới xung quanh nhà.
Bánh kẹo đã cúng xong thì giữ lại 1 nửa để ăn, còn 1 nửa đem đi phát lộc.
Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may, còn tiền vàng mã đem đốt ở ngoài cổng để cầu xin Thần Tài phù hộ cho cuộc sống gia đình sung túc, bình an, phát tài phát lộc và may mắn cả năm.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!