Quả bầu không chỉ có hàm lượng nước cao mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe như tinh bột, chất xơ, canxi, sắt, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm, vitamin C, vitamin B6… tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được loại quả này.
Lợi ích của quả bầu
Bầu là loại quả phổ biến ở Việt Nam. Bầu rẻ, lại lành tính, ngọt thơm nên được nhiều người yêu thích. Dưới đây là một số lợi ích của quả bầu với sức khoẻ:
Kiểm soát huyết áp
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatev có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, quả bầu giàu dưỡng chất flavonoid giúp cải thiện khả năng giãn nở của mạch máu bên trong cơ thể và kiểm soát huyết áp.
Thường xuyên tiêu thụ dưỡng chất này có thể làm giảm nguy cơ bị rối loạn do thoái hóa thần kinh, bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
Ổn định đường huyết
Có thể xem quả bầu là vị thuốc tự nhiên hiệu quả tốt đối với giảm nồng độ đường huyết, vì thế mà nó giúp ổn định đường huyết của bệnh nhân tiểu đường. Việc uống nước sắc từ vỏ bầu mỗi ngày 1 cốc và duy trì trong 3 ngày có thể giúp kiểm soát được bệnh tiểu đường.
Ngừa lão hóa
Terpenoid - hợp chất trong quả bầu là chất chống oxy hóa thực vật đảm nhận nhiệm vụ tăng cường sức khỏe tổng thể của cơ thể con người.
Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm cân
Hoạt chất sinh học saponin trong quả bầu có vai trò kiểm soát trọng lượng cơ thể tương đối tốt nhờ vào cơ chế ngăn chặn cảm giác thèm ăn và ức chế sự hình thành mô mỡ.
Bầu còn là quả rất carbs nên phù hợp với người đang theo chế độ ăn low carb. Ngoài ra, saponin của quả bầu còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cải thiện tiêu hóa
Nhờ vào đặc tính gây, nhuận tràng và gây sổ mà quả bầu được xem là công cụ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Uống nước sắc từ hạt bầu có thể giảm táo bón nhanh chóng.
Loại quả này còn chứa nhiều chất xơ không tan giúp làm sạch ruột, hạn chế táo bón và cải thiện tiêu hóa.
Chất xơ hòa tan có trong quả bầu có thể tạo thành chất giống như gel ở trong ruột có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và thúc đẩy cảm giác no. Ngoài ra, bầu còn giảm sự tích lũy của nồng độ axit và khí trong ruột.
Cải thiện sức khỏe hô hấp
Thịt của quả bầu có thể tăng cường sức khỏe hô hấp, chống ho, hen suyễn và các rối loạn khác do cuống phổi.
Chữa trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Uống nước ép từ quả bầu tươi có thể cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Không những thế, việc ăn quả bầu mỗi ngày còn giúp thúc đẩy đi tiểu tiện thường xuyên nhờ đó mà đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể, tăng khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn trong đường tiết niệu.
Những ai không nên ăn quả bầu?
Quả bầu tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bầu có tính lạnh nên những người đang bị lạnh bụng, đây hơi thì không nên ăn bầu. Ăn bầu sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Ngoài ra khi ăn bầu cần lưu ý những điều sau:
Thông thường khi ăn bầu, nếu thấy bị đắng, chúng ta chỉ bỏ đi phần đắng và ăn phần còn lại. Tuy nhiên, cần bỏ cả quả bầu đó đi. Ăn quả bầu bị đắng có thể bị ngộ độc Cucurbitacin. Trường hợp nhẹ, cơ thể sẽ tự đào thải Cucurbitacin, trường hợp nặng hơn bạn sẽ bị buồn nôn, đau bụng.
Trước đây, ở Ấn Độ từng ghi nhận một trường hợp tử vong do ngộ độc Cucurbitacin vì uống nước ép từ quả bầu. Sau vụ việc này, đã có nhiều khuyến cáo về việc uống nước ép quả bầu. Trước khi uống cần nếm thử mùi vị của nước ép xem có vị đắng hay không?
Ngoài ra, quả bầu có tính mát, ngon nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Một tuần không nên ăn quá 3 bữa bầu và cần ăn nhiều loại rau củ khác để cơ thể được tiếp nhận phong phú vitamin và dưỡng chất.