Vai trò của kali trong cơ thể
Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống, kali đóng vai trò cả ở tế bào và mức độ điện học. Nó cũng được cho là một chất điện giải quan trọng vì góp phần chính cho các trao đổi điện học ở tế bào. Kali được thấy trong cơ thể ở hồng cầu, các cơ và xương.
- Co cơ: Kali và natri cùng góp phần điều hòa nước và cân bằng kiềm toan ở máu và các mô. Nó cũng cùng nhau tạo ra bơm kali - natri giúp tạo ra co của các cơ, kể cả cơ tim. Do kali thường qua màng tế bào nhiều hơn natri, nên nó tạo ra trao đổi qua việc tạo ra năng lượng điện học và kích hoạt xung thần kinh, gây ra co bóp của cơ.
- Huyết áp: Kali cũng gây ra phản ứng của mạch máu. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy khi truyền kali có thể làm tăng dòng chảy trong mạch máu do tác dụng giãn các mạch máu và giãn ra của các cơ trơn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn có nhiều kali hơn có thể làm huyết áp giảm thấp. Thậm chí điều này giúp cho giảm liều các thuốc điều trị tăng huyết áp ở những bệnh nhân tăng huyết áp do “tăng nhạy cảm muối”. Một số nghiên cứu còn cho rằng cung cấp thêm kali trong khẩu phần ăn có thể làm giảm biến chứng tăng huyết áp nhưng điều này cần được chứng minh bởi các nghiên cứu lớn hơn.
- Thiếu kali và sự ảnh hưởng đến cơ thể
Sản xuất enzyme: Có một số enzym cần phải sử dụng kali để sản xuất và kích hoạt hoạt động của enzym đó. Ví dụ như sử dụng adenosine triphosphate trong tạo năng lượng cần cả 2 khoáng chất là kali và natri. Kali cũng cần thiết để kích hoạt một enzym quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate là men pyruvate kinase.
Duy trì cân bằng kiềm toàn và sức khỏe của xương: Cơ thể chúng ta hoạt động trên sự cân bằng kiềm toan lỏng lẻo. Để duy trì sự cân bằng này, hoàn toàn dựa trên chế độ ăn của bạn. Cơ thể bạn thường có xu hướng kéo canxi về xương, kali làm giảm số lượng canxi vào xương giúp cho duy trì cân bằng kiềm toan. Vai trò của kali còn dựa trên phức hợp giữa kali, natri và canxi với phốt pho ở trong xương và các dịch mô vây quanh xương.
Các loại thực phẩm giàu Kali
Theo Dân Việt, thông thường khi nhắc đến các thực phẩm giàu kali mọi người sẽ gọi tên chuối. Tuy nhiên, ngoài loại quả này vẫn có nhiều cái tên khác sở hữu lượng kali không hề nhỏ như: Nấm mỡ 318mg/100g nấm hay 1125mg/100g rong biển…
- Nấm mỡ
Nấm mỡ là một trong những thực phẩm rất giàu kali cùng chất xơ. Ăn loại nấm này thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón… Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng kali cao, nấm mỡ còn có tác dụng điều hòa huyết áp, duy trì sức khỏe hệ tim mạch.
- Đậu nành Nhật
Nếu bạn đang tìm một loại thực phẩm giàu vitamin, dưỡng chất và hàm lượng kali cao thì đậu nành Nhật là gợi ý không tồi.
Loại rau này bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cung cấp kali hỗ trợ cân bằng axit bazơ, loại bỏ độ ẩm dư thừa.
Bên cạnh đó, trong loại hạt này còn chứa các isoflavone có tác dụng chống oxy hóa và các gốc tự do bảo vệ sức khỏe của bạn.
- Rong biển
Vốn được ví là “vua canxi” nhưng ít ai biết kali trong rong biển cũng cực kỳ cao. Với hơn 1125mg kali/100g rong biển, loại thực phẩm này nhanh dễ dàng vượt mặt chuối chín. Bên cạnh đó, rong biển còn chứa protein, vitamin B tổng hợp, canxi, magie, kali cùng nhiều dưỡng chất khác.
Ăn rong biển thường xuyên sẽ giúp tăng sức khỏe đường ruột, ngăn tình trạng táo bón. Hơn thế, lượng chondroitin sulfat trong thực phẩm này còn có tác dụng duy trì sức khỏe xương khớp.