Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhận biết dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh từ những biểu hiện nhỏ nhặt nhất

Tâm lý phụ nữ sau sinh rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, dễ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị đúng cách, chứng trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Vậy dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là bệnh gì?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể được phát hiện sớm, được điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau sinh em bé, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh.

dau hieu benh tram cam sau sinh 6
Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào - Ảnh minh họa: Internet

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến các bà mẹ sinh con lần đầu, chị em vẫn có thể mắc bệnh ở những lần sinh con sau đó bất kể lần trước có mắc bệnh hay không.

Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? Thực tế, những cảm giác buồn chán sau sinh thường tự cải thiện trong khoảng từ vài ngày cho tới 1 - 2 tuần sau sinh mà đôi khi không cần điều trị.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh xuất hiện là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất đến tâm lý gây nên. Có thể kể tên 5 nguyên nhân bên dưới:

Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể

dau hieu benh tram cam sau sinh 5
Nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột có thể kéo theo trạng thái trầm cảm - Ảnh minh họa: Internet

Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Có tiền sử bị trầm cảm

Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.

Yếu tố cảm xúc

Mang thai không theo kế hoạch hay ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé.

dau hieu benh tram cam sau sinh 4
Mang thai không theo kế hoạch hay ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.

Yếu tố thể chất

Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.

Yếu tố đời sống

Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Những ai dễ bị trầm cảm sau sinh?

Người có tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ lập lại 50%.

Tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ trầm cảm sau sinh 25%.

Đang trong độ tuổi < 18.

Trải qua những sự việc gây căng thẳng trong thời gian trước khi mang thai như bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp.

dau hieu benh tram cam sau sinh 3
Thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng là nguyên nhân hàng đầu - Ảnh minh họa: Internet

Mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng.

Thai kỳ ngoài mong muốn.

Gặp các biến chứng thai kỳ như thai lưu, sẩy thai.

Trầm cảm thường gặp ở người con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở con rạ.

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh

Những triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể gặp bao gồm:

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh đầu tiên phải nhắc đến là tâm trạng luôn cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.

Thường xuyên khóc lóc, khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết lý do vì sao lại khóc.

Luôn cảm thấy sợ hãi, lo sợ.

Đôi khi rất cáu kỉnh, bồn chồn.

Dễ rơi vào tình trạng mất ngủ, không thể yên tâm ngủ say hoặc ngược lại là ngủ quá nhiều.

Khó khăn khi tập trung vào việc gì đó, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định.

Giận dữ, mất kiểm soát.

Không quan tâm đến bản thân, thấy không còn các sở thích như ngày xưa.

Nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.

Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều.

Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con có thể là những dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh.

Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con.

Nguy hiểm nhất là xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con trẻ.

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Hậu quả của trầm cảm sau sinh có thể bao gồm

Ảnh hưởng đến bản thân người mẹ

Thể chất: sụt cân, suy dinh dưỡng.

Tinh thần: suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến người thân

Nhẹ: gia đình không vui vẻ, con không ai chăm sóc.

Nặng: khoảng 41% người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử. Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó. Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.

Trầm cảm sau sinh và điều trị

Tham vấn tâm lý

Biện pháp khắc phục trầm cảm sau sinh đầu tiên là tham vấn tâm lý. Bệnh nhân sẽ được nói chuyện riêng với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học...

Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức tức là giúp người bệnh nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình một cách dần dần hoặc liệu pháp tương tác nghĩa là giúp mọi người xung quanh hiểu được và hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả.

Thư giãn nhiều hơn

Kết hợp các biện pháp trị liệu như tập thể dục hàng ngày, thư giãn, thực hiện các sở thích, cho tiếp xúc với mọi người nhiều hơn... sẽ mang lại hiệu quả điều trị trầm cảm sau sinh tốt hơn.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh cũng là một trong những cách hiệu quả để điều trị bệnh. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng.

Tuy nhiên việc dùng thuốc chống trầm cảm cần được xem xét và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc chống trầm cảm sau sinh thường được các bác sĩ sử dụng kết hợp với các liệu pháp điều trị tư vấn và hỗ trợ khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cho con bú nhiều hơn

dau hieu benh tram cam sau sinh 2
Mẹ trầm cảm sau sinh nên cho con bú thường xuyên - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ trầm cảm sau sinh nên cho con bú thường xuyên để hỗ trợ điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình điều trị cần dùng đến thuốc, phải ngừng cho bú thì mẹ nên tuân thủ để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con.

Hỗ trợ từ người thân

Bạn bè và gia đình cần động viên, hỗ trợ người mẹ đang được điều trị trầm cảm. Hãy hiểu rằng người bệnh đang ở giai đoạn cần được chia sẻ, đồng cảm với cảm xúc, sở thích của họ. Sự giúp đỡ từ gia đình đóng vai trò tối quan trọng, giúp người mẹ phục hồi nhanh chóng.

Các biện pháp phòng tránh trầm cảm sau sinh

Hãy lựa chọn lối sống lành mạnh

Bao gồm các hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh và tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Đặt kỳ vọng thực tế

Không gây áp lực cho bản thân phải làm tất cả mọi thứ, điều chỉnh nhu cầu của bạn, không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì bạn có thể.

Dành thời gian cho chính mình

dau hieu benh tram cam sau sinh 1
Mặc quần áo đẹp, ra khỏi nhà là việc nên làm nếu mẹ cảm thấy quá bí bách - Ảnh minh họa: Internet

Nếu bạn cảm thấy như thế giới đang đổ hết lên đầu, hãy dành thời gian cho bản thân. Mặc quần áo đẹp, ra khỏi nhà và ghé thăm một người bạn hoặc làm một vài việc vặt.

Tránh cô lập

Bàn bạc với chồng, gia đình và bạn bè về các cảm xúc của bạn. Hỏi các bà mẹ khác về những trải nghiệm của họ. Phá vỡ sự cô lập để giúp bạn cảm thấy hoà mình trở lại với cuộc sống.

Yêu cầu giúp đỡ

Cố gắng mở lòng với những người thân và cho họ biết bạn cần sự giúp đỡ. Nếu ai đó nhận trông bé để bạn có thể nghỉ ngơi, hãy nhận sự giúp đỡ. Bạn có thể ngủ, chợp mắt một chút hoặc bạn có thể xem một bộ phim hay uống cà phê với bạn bè.

Tổng kết lại, bài viết trên đã phần nào giúp chị em nhận biết được các dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh, cũng như những biện pháp điều trị kịp thời và phòng bệnh hiệu quả, tránh những biến chứng tiềm ẩn của bệnh trầm cảm sau sinh gây ra.

Thảo Đỗ

Tin liên quan

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ: Thường gặp nhưng ít được quan tâm

Trẻ em khỏe mạnh thông minh thường phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Nhưng trên thực tế có những trẻ...

Đau đầu ở bà bầu: Bình thường hay bất thường?

Đau đầu ở bà bầu là tình trạng thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối của thai kỳ. Cơn...

Bà bầu cân nhắc khi ăn những loại rau quả này vì 'hại cả mẹ lẫn con'

Có những loại rau quả rất nhiều vitamin và tốt cho sức khỏe, thế nhưng với các mẹ bầu và...

Những loại thực phẩm tốt nhất nên ăn khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất có thể thúc đẩy thai nhi phát...

Bà bầu uống nước đá có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Vào những ngày nóng bức, nước đá lạnh rất được mọi người ưa chuộng, trong đó có các mẹ bầu....

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh: Mẹ đã biết chưa?

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh là chủ đề được các mẹ mới sinh em bé rất...

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

11 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

11 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

11 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 2 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 2 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 2 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 6 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình