Khi trái cây bị mốc và cắt bỏ phần mốc, phần còn lại có ăn được không?
Do phạm vi nhiễm nấm mốc vượt xa khu vực nấm mốc mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường: sợi nấm mốc không chỉ tồn tại trên bề mặt trái cây mà còn xâm nhập vào bên trong sinh ra độc tố nấm mốc. Bởi nó cũng đã lây lan từ phần bị mốc sang phần chưa bị thối rữa. Vì vậy, đừng bao giờ ăn trái cây khi đã xuất hiện nấm mốc, dù chỉ có ở một góc.
Trên thực tế, sợi nấm và các chất độc do chúng tạo ra có thể đã lây lan trong cùi của trái cây bị nấm mốc một phần. Vì vậy một khi trái cây bị thối, dù bạn nhìn vào phần nguyên vẹn thì số lượng nấm trong đó có thể gấp nhiều lần so với trái cây tươi.
Trái cây dễ bị mốc nếu sau khi rửa mà vẫn để ướt và đặt vào tủ lạnh. Để bảo quản tốt trái cây trong tủ lạnh, chúng ta cần rửa sạch rồi lau khô. Nếu để trái cây ướt vào tủ lạnh thì độ ẩm cao trên vỏ trái cây sẽ khiến mốc nhanh. Trái cây bị mốc mất đi vị ngon. Trong một số trường hợp, lỡ ăn trái cây bị mốc có thể sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo rằng, có 1 loại trái cây hại gan hơn cả bia rượu, người Việt vẫn vô tư ăn mà không biết tác hại của chúng, đó chính là trái cây bị nấm mốc.
Người Việt thường tiết kiệm, nên khi thấy trái cây thối, mốc sẽ dùng dao gọt phần mốc đi, còn lại vẫn ăn bình thường. Thế nhưng, dù đã bỏ phần hỏng đi thì chất độc cũng đã lan ra cả quả nên khi ăn vẫn vô cùng nguy hiểm.
Trong một số trường hợp, ăn trái cây có nấm mốc sẽ xuất hiện một số triệu chứng giống rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ói, chướng bụng và tiêu chảy. Nhiều người đang ăn trái cây bị mốc nhưng lại không hề nhận ra. Nếu đã lỡ ăn chúng thì điều đầu tiên cần làm là phải bảo vệ sức khỏe đường ruột.
Chuyên gia cảnh báo, khi thấy cơ thể xuất hiện 1 số dấu hiệu sau thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
- Chán ăn : Chức năng gan suy giảm cũng gây cảm giác chán ăn. Khi thức ăn nạp vào vào cơ thể, gan bị tổn thương, lượng mật giảm đi nhiều, thức ăn đọng lại trong hệ tiêu hóa sẽ không tiêu được nên gây ra cảm giác không muốn ăn.
- Mắt vàng : Một trong những biểu hiện rõ nhất của người mắc bệnh gan chính là mắt vàng. Nguyên nhân là lượng bilirubin trong cơ thể không được chuyển hóa, liều lượng trong máu tăng cao, khi tiếp xúc với elastin của lòng trắng sẽ khiến phần này bị vàng.