Nguyên nhân gây giảm sức đề kháng
Suy giảm miễn dịch
Như đã nói, sức đề kháng có liên hệ trực tiếp với hệ miễn dịch, suy giảm miễn dịch là nguyên nhân chính khiến cơ thể dễ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Uống ít nước
Nước không chỉ có vai trò trong việc làm mát cũng như nhiều quá trình sống của cơ thể mà nước còn giúp thận lọc bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể. Người uống ít nước thường gặp tình trạng sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh.
Thức quá khuya
Thời gian ngủ mỗi đêm là vô cùng quan trọng để cơ thể tái tạo lại năng lượng đã mất, hơn nữa cũng giúp thải bỏ độc tố cùng các chất gây hại ra khỏi cơ thể. Việc thức quá khuya thường xuyên sẽ khiến cơ thể hạn chế sản xuất melatonin, từ đó hệ miễn dịch không tạo được nhiều tế bào vi khuẩn nên khả năng chống lại tác nhân gây bệnh cũng yếu đi.
Stress kéo dài
Stress kéo dài, căng thẳng thường xuyên sẽ gây rối loạn nội tiết tố, nhất là các hormone testosterone hay estrogen. Điều này gây mất thăng bằng và làm suy giảm miễn dịch cơ thể.
Ô nhiễm không khí
Thường xuyên hít thở trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất,... sẽ gây nhiễm bẩn phổi, từ đó ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào lympho T và lympho B. Hai tế bào này đều có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, sự thiếu hụt có thể gây giảm sức đề kháng.
Do lạm dụng kháng sinh
Thuốc kháng sinh vừa có tác dụng điều trị bệnh do nhiễm khuẩn nhưng vừa khiến cơ thể yếu hơn, làm rối loạn miễn dịch và suy giảm sức đề kháng. Do vậy, việc lạm dụng kháng sinh là cần tránh vì dễ khiến cơ thể yếu hơn, khả năng chống chịu với vi khuẩn gây bệnh cũng bị ảnh hưởng.
5 thực phẩm được ví như kháng sinh, giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng
Tỏi
Tỏi chứa nhiều dưỡng chất bao gồm các các thành phần có tác dụng chống nhiễm khuẩn. Nó được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên suốt hàng trăm năm nay. Điều này là nhờ hợp chất allicin. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả. Ăn tỏi là cách tốt để phòng ngừa và điều trị cảm lạnh. Để chống nhiễm trùng hiệu quả, hãy sử dụng tỏi nghiền để ăn sống hoặc nấu sơ qua.
Gừng
Gừng có chứa thành phần hoạt tính gingerol được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa, giảm các vấn đề về tiêu hóa, phòng ngừa nhiều bệnh. Từ lâu, người ta đã xem gừng là một bài thuốc phòng và chữa bệnh, đặc biệt là chống lại những mầm bệnh truyền qua thực phẩm.
Mật ong
Mật ong đã được biết đến là có công dụng sát khuẩn, kháng khuẩn. Mật ong có chứa enzyme giải phóng hydrogen peroxid, có tác dụng chống nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng loại bỏ độc tố, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường miễng dịch, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn.
Quế
Quế có chứa các hợp chất cinnamaldehyd và eugenol có đặc tính kháng khuẩn cao. Chúng giúp chống lại các vi khuẩn gây ra tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, sốt và một số bệnh về da.
Nghệ
Nghệ có chứa hợp chất curcumin có hoạt tính sinh học giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa các bệnh do vi khuẩn gây ra.