Dinh dưỡng trong một cốc sữa
Sữa chứa thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Sữa chứa một số loại protein hoàn chỉnh, có nghĩa là nó chứa tất cả các axit amin cần thiết cho sức khỏe. Sữa cũng chứa các vitamin và khoáng chất khác mà các loại thực phẩm khác cung cấp với số lượng hạn chế.
Một cốc sữa nguyên chất tăng cường:
Lượng calo: 149
Chất đạm: 7,69 gam
Carbohydrate: 11,7 gam
Chất béo: 7,93 gam
Canxi: 276 miligam
Vitamin D: 3,7 đơn vị quốc tế (IU)
Vitamin B-12: 1,1 mcg
Vitamin A: 112 IU
Magiê: 24,4 mg
Kali: 322 mg
Folate: 12,2 IU
Phốt pho: 205 mg
Hầu hết các nhà sản xuất sữa đều bổ sung thành phần vitamin bao gồmvitamin A và D. Một người có thể nhận biết liệu sữa có được tăng cường hay không bằng cách đọc nhãn thành phần của mỗi sản phẩm. Nhãn sẽ liệt kê các vitamin được bổ sung, chẳng hạn như vitamin A palmitate và vitamin D-3, làm thành phần.
Sữa thuộc thức uống giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà các loại đồ uống khác như đồ uống thể thao, nước ngọt...
Thực phẩm từ sữa cung thuộc nguồn tự nhiên của 10 chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm canxi, kali, phốt pho, magiê, carbohydrate, protein, vitamin A, riboflavin, vitamin B12 và kẽm.
Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho máu và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, thị lực, chức năng cơ và thần kinh, làn da khỏe mạnh, năng lượng và sự phát triển và sửa chữa ở tất cả các bộ phận của cơ thể bạn.
2 khung giờ nên uống sữa để hấp thu trọn dinh dưỡng
+ Buổi sáng
Đây là lúc bụng còn rỗng, nếu như uống 1 ly sữa ấm sẽ giúp hệ tiêu hóa nhẹ nhàng khởi động. Tiếp đó, cơ thể sẽ bổ sung năng lượng bằng thức ăn.
Điều này sẽ giúp dạ dày từ từ thích nghi, có thể phòng các bệnh về dạ dày. Hơn nữa, buổi sáng cũng là thời điểm mà cơ thể có thể hấp thụ hết hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa.
+ Bữa xế chiều
Đây là thời điểm hầu như trẻ em ai cũng muốn ăn vặt vì cảm giác đói. Lúc này, thay vì ăn mấy đồ chiên rán, bim bim, nước ngọt… thì hãy uống một ly sữa.
Lúc này chính là lúc cơ thể đang thiếu năng lượng nhưng chưa tới mức ‘đói và khát’ sẽ giúp cơ thể con hấp thụ được dinh dưỡng tối đa mà không sợ bị tiêu chảy hay bệnh đường ruột.
Những ai không nên uống sữa?
Người mắc bệnh trào ngược dạ dày
Hàm lượng chất béo trong sữa có thể gây ảnh hưởng đến sự co bóp cơ vòng thực quản dưới, từ đó làm thúc đẩy quá trình trào ngược dịch dạ dày và ruột nên khiến tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.
Người bị viêm loét đường tiêu hóa
Những người bị viêm loét đường tiêu hóa nếu uống sữa sẽ làm kích thích lớp niêm mạc dạ dày, từ đó khiến ruột bài tiết nhiều axit. Điều này sẽ càng làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người mắc bệnh dị ứng với sữa
Với những người được chẩn đoán bị dị ứng với đạm sữa bò thì chắc chắn không nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Nếu cố tình uống sữa thì nguy cơ cao sẽ gặp phải những triệu chứng như tiêu chảy, nổi phát ban, ngứa ngáy khắp cơ thể...
Người bị viêm thận cấp
Cũng tương tự như người mắc bệnh sỏi thận, người bị viêm thận cấp mà uống sữa hàng ngày sẽ làm sản sinh nhiều amoniac trong cơ thể. Một lượng lớn amoniac xuất hiện sẽ làm gián đoạn quá trình bài tiết của thận. Vậy nên, những người bị viêm thận cấp cần kiểm soát chế độ ăn uống một cách chặt chẽ, cắt bỏ sữa ra khỏi thực đơn ăn uống để giảm bớt gánh nặng cho thận.
Người có chức năng túi mật hoặc tuyến tụy không tốt
Trong thành phần của sữa có khá nhiều chất béo nên để tiêu hóa thì bạn cần đảm bảo chức năng làm việc của túi mật và tuyến tụy luôn ở tình trạng tốt nhất. Nếu 2 cơ quan này không hoạt động ổn định, chất béo sẽ không tiêu hóa mà trực tiếp đi vào các phần khác của đường tiêu hóa, làm gia tăng gánh nặng lên đường ruột.