1. Ruột bẩn
Đường ruột là cơ quan hết sức diệu kỳ của cơ thể. Cơ quan này sở hữu một hệ thần kinh riêng biệt, có thể tạo ra các phản xạ mà không cần đến một mệnh lệnh từ não hay tủy sống. Vì thế, nó còn được các chuyên gia y học ưu ái gọi là "bộ não thứ hai của cơ thể".
Ruột không chỉ là cơ quan tiêu hóa thức ăn mà còn có chức năng đào thải độc tố. Khi khỏe mạnh, ruột có thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn và cung cấp năng lượng cho các chức năng sinh lý. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ quan tương đối mỏng manh, nếu duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh sẽ dễ xảy ra các bệnh về đường ruột như viêm ruột, tắc ruột. Một khi ruột bị "bẩn" rất dễ gây ra độc tố và tích tụ chất thải trong cơ thể, từ đó đe dọa đến sức khỏe.
Vì vậy, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu như miệng có mùi, giảm tần suất đại tiện, táo bón, phân có mùi lạ… thì lúc này, bạn cần đi gặp bác sĩ sớm vì rất có thể ruột của bạn đang “kêu cứu” và cần được làm sạch gấp. Nếu chậm trễ, sức khỏe tổng thể của bạn sẽ bị ảnh hưởng, tuổi thọ cũng vì thế mà bị rút ngắn lại.
2. Mạch máu bẩn
Bệnh tim mạch được Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào top 1 những bệnh gây tử vong phổ biến nhất thế giới. Độ sạch của máu ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của chúng ta. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều người có thể bên ngoài chỉ là 20, 30 tuổi, nhưng mạch máu trong cơ thể như của tuổi 60, 70. Nguyên nhân một phần đến từ việc ăn quá nhiều thức ăn được chế biến sẵn, thực phẩm không sạch...có thể khiến động mạch bị “bẩn” và tắc nghẽn.
Đây cũng là lý do vì sao những năm gần đây ngày càng có nhiều người mắc bệnh tai biến mạch máu não, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Mạch máu “bẩn” sẽ dễ tạo thành mảng xơ cứng, cục máu đông cản trở máu lưu thông đến những cơ quan khác. Nếu không được can thiệp kịp thời, tính mạng của chúng ta sẽ bị đe dọa. Do đó, ngoài việc phòng ngừa những nguyên nhân có thể khiến mạch máu bị “bẩn”, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh cũng giúp chúng ta “thoát khỏi lưỡi hái tử thần”. Nếu cơ thể bạn có các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, chóng mặt… hãy gặp bác sĩ ngay kẻo muộn.
3. Phổi bẩn
Cuộc sống hiện đại thì không khí càng dễ bị ô nhiễm, chứa rất nhiều bụi bẩn, các chất độc hại, vi khuẩn… Các chất này khi vào cơ thể sẽ được phổi lọc và đào thải ra ngoài. Tuy nhiên nếu không may phổi có vấn đề thì các chất bụi bẩn này không thể được lọc hoàn toàn khiến phổi bị bẩn, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta.
Khi phổi bị “bẩn”, cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện như tức ngực, khó thở, dung tích phổi không đủ, luôn ho khan hoặc thậm chí ho khạc ra đờm đen, da sần sùi, sạm da, xỉn màu…Lúc này, chất lượng thở sẽ giảm, các hoạt động lưu thông khí và máu bị gián đoạn. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể không thể có đủ những yếu tố cơ bản để duy trì vận động, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.
Do đó, để bảo vệ bản thân và không muốn xảy ra những hậu quả đáng tiếc, mỗi cá nhân cần có ý thức theo dõi sức khỏe của phổi để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hơn bất cứ ai, chúng ta cần là "bác sĩ cho chính mình". Đừng đợi khi bệnh trở nặng mới đi khám, vì rất có thể lúc này tử thần đã đợi ở cửa.
Ăn 2 thực phẩm sau để cơ thể luôn sạch và khỏe
Một lối sống thiếu khoa học sẽ khiến cơ thể chúng ta tích lũy nhiều độc tố. Tuy nhiên phải khi bước sang tuổi trung niên hoặc tuổi xế chiều, cơ thể bắt đầu lão hóa thì những độc tố đó mới ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe của chúng ta. Do đó, thay vì để tuổi thọ âm thầm bị rút ngắn, bạn có thể chủ động “dọn rác” cho cơ thể bằng cách bổ sung những loại thực phẩm dưới đây:
1. Tỏi
Tỏi là một trong những thực phẩm dọn rác rất tốt cho cơ thể, đặc biệt tốt cho phổi, mạch máu và ruột của chúng ta.
Theo đó, trong tỏi chứa một chất có tên là capsaicin, dễ bay hơi, có tác dụng nhất định trong việc đào thải và làm sạch "rác" trong mạch máu. Ăn nhiều tỏi còn có thể ngăn ngừa nguy cơ xơ cứng động mạch và có tác dụng điều trị nhất định đối với chứng xơ vữa động mạch.
Bên cạnh đó, tỏi còn chứa một chất hoạt tính được gọi là allicin, giúp chống lại nhiễm khuẩn và giảm viêm cho phổi. Gia vị này cũng tốt cho người bệnh hen và người bị bất cứ bệnh nhiễm trùng phổi nào. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có tác dụng kháng khuẩn, duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Do đó, ăn tỏi mỗi ngày cũng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột rất hiệu quả.
2. Táo
Táo là loại trái cây rất tốt cho phổi, đường ruột và tim mạch. Theo các chuyên gia, trong táo có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng, vi chất với khả năng ngăn ngừa các bệnh về phổi, cải thiện chức năng hô hấp. Các axit polysaccharide, vitamin E và vitamin C có trong táo còn giúp phân hủy chất béo trong mạch máu một cách hiệu quả, nhất là đối với chứng xơ vữa động mạch. Do đó, những bệnh nhân tim mạch thường được khuyến khích nên ăn loại quả này.
Đặc biệt, táo là loại quả chứa một nguồn pectin phong phú, giúp làm tăng khối lượng phân và di chuyển qua đường tiêu hóa. Vì vậy, nó thường được sử dụng để chữa táo bón và tiêu chảy. Pectin trong táo cũng được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, cũng như viêm trong ruột kết.
Với những tác dụng kể trên, bạn còn chần chờ gì mà không thêm ngay loại quả này vào thực đơn mỗi ngày để cơ thể sạch hơn, khỏe hơn.
(Tổng hợp)