Bên cạnh một số phương pháp được lựa chọn để giữ gìn sức khỏe như tập thể dục, chế độ sinh hoạt hợp lý, thì việc để tâm đến vóc dáng, ngoại hình tưởng chừng không cần thiết nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc quyết định tuổi thọ của mình có lâu dài hay không.
Dưới đây là hai bộ phận trên cơ thể mỗi chúng ta cần phải để ý, dù là nam hay nữ, nhất định không được quá "phì nhiêu".
1. Chu vi cổ
Một trong các tiêu chuẩn để đánh giá béo phì là thông qua chỉ số khối trên cơ thể (Body mass index), trong đó mỡ vùng cổ được xem là một yếu tố đánh giá phù hợp để xác định người đó vừa vặn hay thừa cân. Độ dày của cổ tỉ lệ với lớp mỡ dưới da, những người có cổ dày hơn nghĩa là lớp mỡ dưới da dày hơn.
Trong kiến thức y học, chu vi hay lớp mỡ tích tụ xung quanh cổ là một trong những nhân tố chính gây ra các bệnh về tim mạch và tai biến mạch máu não, vì chúng có thể sản sinh ra các chất gây viêm, dẫn tới hình thành mảng xơ vữa động mạch ở cổ, gây trở ngại cho sức khỏe của tim. Với những người có chu vi cổ dày, họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có chu vi cổ bình thường.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chu vi cổ của nam giới khỏe mạnh nên dưới 38 cm và chu vi cổ của phụ nữ nên dưới 35 cm, nếu vượt quá hai giá trị này, cơ thể đang nằm trong vùng cảnh báo "không an toàn". Với đàn ông, bệnh tim mạch vành sẽ ở mức độ tương đối nếu chu vi vòng cổ của người ấy xấp xỉ trên 36,38 cm và đạt đến mức nguy cơ cao nhất khi chu vi nằm trong khoảng 36,38 – 37,8 cm. Lúc đó, nên kiểm soát chế độ ăn uống và lập kế hoạch tập luyện đúng cách để tránh nguy cơ béo phì, tuổi thọ dài lâu.
2. Bụng bự
Bụng là nơi tập trung các cơ quan nội tạng của con người, là mô mềm và tích trữ lượng mỡ lớn nhất trên cơ thể. Ở đa số người bị thừa cân và mắc bệnh béo phì, thường có một đặc điểm chung dễ nhận thấy đó là phần bụng bị bự và phình to. Nguyên nhân còn bởi nhiều yếu tố khác nhau, do yếu tố sinh hoạt, do lạm dụng chất kích thích, rối loạn tâm lý thường xuyên dẫn đến căng thẳng, stress hay thậm chí là do mắc các bệnh lý như tim mạch, loãng xương, xơ gan... làm ảnh hưởng đến nội tiết tố trong người.
Với những người bị bụng bự do tác nhân bên ngoài, sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường, cao huyết áp, nhiễm mỡ máu... do sự sản sinh hàm lượng cholesterol xấu trong máu tăng. Người mắc các bệnh này đương nhiên sẽ giảm sút về thể chất, tuổi thọ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Kích thước vòng bụng càng lớn đồng nghĩa với các cơ quan trong ổ bụng của bạn càng nhiều mỡ. Theo một nghiên cứu y học cho hay, bụng bự thuộc tình trạng nguy hiểm nhất trong các loại béo phì. Càng lớn tuổi, vòng bụng của không ít người sẽ ngày càng lớn hơn, do ở độ tuổi trung niên, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ dần chậm lại dẫn đến khả năng tiêu đốt calo yếu dần, khiến lượng mỡ tích tụ nhiều ở vùng bụng.
Trong trường hợp bình thường, vòng eo của nam giới trưởng thành lớn hơn hoặc bằng 90 cm và vòng eo của nữ lớn hơn hoặc bằng 85 cm, được coi là béo phì trung tâm.
Bụng bự còn là tác nhân gây ra sự lão hóa nhanh chóng ở cơ thể con người, vì dạ dày tương đối lớn làm ảnh hưởng đến chức năng giải độc và trao đổi chất của các cơ quan nội tạng, gây ra một lượng lớn chất độc và tế bào dư thừa không được đào thải, dễ sinh ra các bệnh khác nhau và đẩy nhanh sự lão hóa. Nếu nhận thức được điều này sớm và có biện pháp phòng ngừa, bạn sẽ trẻ trung và sống trường thọ hơn.
Một số biện pháp giúp giảm thiểu và loại bỏ hai "vòng tròn" này để được tuổi thọ dài lâu:
1. Kiểm soát chế độ ăn uống, hạn chế đồ ăn có hàm lượng calo cao
2. Thường xuyên thư giãn, giải tỏa tinh thần
3. Có chế độ tập luyện phù hợp