Phụ Nữ Sức Khỏe

Nghe nhạc tâm trạng khi cảm thấy buồn bã, thất vọng giúp chúng ta cải thiện cảm xúc

Chắc chắn chúng ta ai cũng đã từng nghe những bản nhạc buồn khi tâm trạng buồn bã và cảm thấy được an ủi, dễ chịu hơn. Do đâu mà chúng ta lại cảm thấy thoải mái hơn khi nghe nhạc buồn?

Buồn bã là một cảm xúc cơ bản được thể hiện và nhận thức một cách bình đẳng của bất kỳ ai hay bất kỳ nền văn hóa nào. Những cảm xúc cơ bản như tức giận, hạnh phúc và buồn bã là tự nhiên, bẩm sinh và phổ biến trong cuộc sống.

Khi nghe nhạc, ta có thể cảm nhận được cảm xúc cơ bản trong bản nhạc một cách nhanh chóng và không cần qua đào tạo âm nhạc. Ví dụ, nghe một màn biểu diễn cello buồn có thể khiến người nghe cảm thấy buồn theo.

Buồn bã thường được coi là một cảm xúc tiêu cực. Nhưng có một nghịch lý là chúng ta có xu hướng tìm thấy sự dễ chịu khi thưởng thức những bản nhạc buồn. Bản chất của niềm vui, sự an ủi mà mọi người trải nghiệm từ việc nghe nhạc buồn là gì?

Các bằng chứng tích lũy cho thấy rằng niềm vui khi nghe nhạc buồn có liên quan đến sự kết hợp của các yếu tố sau:

Hoài niệm

Nhạc buồn là nguồn kích hoạt mạnh mẽ cho những ký ức hoài niệm về những gì đã qua. Việc hồi tưởng lại những kỷ niệm xưa như vậy có thể nâng cao tâm trạng, đặc biệt nếu những kỷ niệm đó liên quan đến những khoảnh khắc quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc sống, chẳng hạn như thời trung học, đại học. Chúng ta tận hưởng sự ngọt ngào của những kỷ niệm này thông qua những tưởng tượng sống động. Có một số người cảm thấy nhớ lại những khoảng thời gian tươi đẹp, cũng như cảm thấy buồn vì nhớ lại thời gian đó.

Chia sẻ cảm xúc

Âm nhạc tạo ra những cảm xúc khác nhau cho người nghe. Âm nhạc giúp xoa dịu sự thất vọng của một người hoặc loại bỏ những cảm xúc tiêu cực như tức giận và buồn bã. Âm nhạc là chất xúc tác. Khi chúng ta khóc trước vẻ đẹp của âm nhạc buồn, chúng ta trải nghiệm một khía cạnh sâu sắc trong cảm xúc của bản thân.

Prolactin

Về mặt sinh học, nhạc buồn có mối liên hệ với hormone prolactin, hormone liên quan đến việc khóc và giúp kiềm chế cảm xúc đau buồn. Nhạc buồn đánh lừa não bộ để tạo ra một phản ứng bù đắp bình thường bằng cách giải phóng prolactin. Prolactin tạo ra cảm giác bình tĩnh để chống lại nỗi đau tinh thần.

Sự đồng cảm

Sự đồng cảm đóng một vai trò quan trọng trong việc thưởng thức âm nhạc buồn. Đồng cảm có thể được hiểu là một quá trình mà chúng ta có thể hiểu và cảm nhận được những gì người khác đang trải qua. Biểu hiện của sự buồn bã và nỗi đau có khả năng khơi dậy sự hỗ trợ và giúp đỡ ở những người khác. Tương tự, nghe nhạc buồn có thể gợi lên mối quan tâm thấu cảm ở những người có khuynh hướng đồng cảm mạnh mẽ.

Điều chỉnh tâm trạng

Nhạc buồn tạo ra lợi ích tâm lý thông qua việc điều chỉnh tâm trạng. Nhạc buồn giúp người nghe thoát khỏi những tình huống đau buồn như chia tay, cô đơn, … và thay vào đó tập trung vào vẻ đẹp của âm nhạc. Hơn nữa, lời bài hát phù hợp với trải nghiệm cá nhân của người nghe có thể mang lại tiếng nói cho những cảm xúc hoặc trải nghiệm mà bản thân người nghe có thể không thể hiện được.

Một người bạn tưởng tượng

Âm nhạc có khả năng mang lại sự đồng hành và thoải mái. Mọi người có xu hướng nghe nhạc buồn thường xuyên hơn khi họ đang gặp khó khăn về cảm xúc hoặc cảm thấy cô đơn, hoặc khi họ đang có tâm trạng nội tâm. Nhạc buồn có thể được trải nghiệm như một người bạn tưởng tượng, người cung cấp sự hỗ trợ và đồng cảm sau trải nghiệm mất mát trong cuộc sống. Người nghe thích sự hiện diện đơn thuần của một người bạn ảo được thể hiện bằng âm nhạc, người có cùng tâm trạng và có thể giúp đối phó với cảm xúc buồn.

Tóm lại, âm nhạc đã được chứng minh là có khả năng ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng, trí nhớ và sự chú ý của con người. Sức mạnh cảm xúc của âm nhạc là một trong những động lực chính khiến nhiều người dành nhiều thời gian, năng lượng và tiền bạc cho nó.

Khả năng thể hiện cảm xúc của âm nhạc cũng là lý do nó được ứng dụng trong liệu pháp âm nhạc. Những bản nhạc buồn có thể hữu ích khi sử dụng như một phương pháp trị liệu âm nhạc hiện có đối với chứng rối loạn tâm trạng.

Ngọc Minh (Dịch theo Psychology Today)

Tin liên quan

Nghe nhạc âm lượng lớn thường xuyên gây ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

Ai mà chẳng thích nghe nhạc to đúng không nào? Âm nhạc khi nghe với mức âm lượng lớn mang...

Đây là loại nhạc có tác dụng làm giảm căng thẳng, huyết áp và nhịp tim khi nghỉ ngơi và...

Âm thanh có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn, nhưng nếu được dùng đúng cách, nó sẽ giúp bạn...

Bạo hành cảm xúc là gì? Những dấu hiệu của bạo hành cảm xúc trong mối quan hệ

Đôi lúc những gì bắt đầu đẹp đẽ cũng có khả năng biến thành xấu xí, đặc biệt là khi...

9 loại cảm xúc và cách chúng biểu hiện ra trên cơ thể! Lý giải tại sao kìm nén cảm...

Chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện cảm xúc của mình - chúng ta nóng nảy khi tức...

Nghiên cứu chỉ ra tại sao những người hay khóc khi xem phim lại là người mạnh mẽ hơn về...

Những câu chuyện như Hachi: Chú chó trung thành, hay The Notebook, chắc hẳn đã từng khiến nhiều người phải...

Khi tâm trạng lao dốc không phanh, nên ăn gì để thấy phấn chấn hơn, khỏe hơn?

Khi tâm trạng lao dốc không phanh, nên ăn gì để thấy phấn chấn hơn, khỏe hơn? Dưới đây là...

Phụ nữ "sáng nắng chiều mưa"... Điều gì gây ra tâm trạng thất thường ở phụ nữ?

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng thảo luận về những nguyên nhân gây ra sự thay đổi tâm...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình