Đi bằng ngón chân có thể là bình thường đối với trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi khi chúng đang trong giai đoạn thử các tư thế đi khác nhau. Việc đi bằng đầu ngón chân không có gì đáng lo ngại cho đến khi con bạn lên 2 tuổi. Thông thường, điều này dừng lại khi trẻ lên 5 tuổi.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, việc trẻ đi bằng ngón chân vẫn có thể xảy ra ở những đứa trẻ lớn tuổi hơn. Và nếu điều đó xảy ra với con bạn khi chúng đã lớn hơn, hãy cảnh giác bởi rất có thể đó là do những nguyên nhân dưới đây.
Gặp vấn đề ở bàn chân
Nếu con bạn không ngừng đi bộ bằng ngón chân liên tục sau 2 tuổi, bạn có thể cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Kiểm tra bàn chân của con bạn trước để xem cơ bắp chân có bị căng cứng, hay bị cứng ở phần gót chân hoặc gặp khó khăn khi đi lại không.
Loạn dưỡng cơ
Đây là một tình trạng di truyền có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra cơ chân và bàn chân của trẻ. Trong trường hợp này, cơ bắp của trẻ thường yếu và bị teo. Nếu con bạn vốn đang đi bình thường nhưng đột nhiên chuyển sang đi bằng ngón chân, có thể chứng loạn dưỡng cơ là nguyên nhân.
Hội chứng trói buộc tủy sống
Hội chứng trói buộc tủy sống (Tethered spinal cord syndrome) là một rối loạn thần kinh gây ra bởi các mô dính làm hạn chế sự di động của tủy sống trong ống sống. Những phần gây dính này gây ra sự kéo dài bất thường của tủy sống.
Hội chứng tủy sống bị trói có thể là lý do tại sao một đứa trẻ đi lại bằng ngón chân. Tình trạng này khiến trẻ khó đi thẳng và bị đau đớn nên cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Bại não
Đi bộ trên ngón chân có thể là do trẻ bị bại não. Trong trường hợp này, bạn cũng có thể nhận thấy rằng trương lực cơ của trẻ bị ảnh hưởng, có vấn đề với việc giữ tư thế tốt và đi lại không ổn định trên các ngón chân.
Một thói quen
Điều này xảy ra khi một đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vì một số lý do mà chúng không muốn đi bình thường mà lại thích đi bằng ngón chân. Đây có thể là kết quả của một thói quen đơn giản mà họ không thể bỏ hoặc cơ bắp chân săn chắc. Tình trạng này ảnh hưởng từ 5% đến 12% trẻ em khỏe mạnh.
Xin lưu ý rằng bài viết này chỉ dành cho mục đích thông tin và bạn nên luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra chẩn đoán.