Phụ Nữ Sức Khỏe

Lưu ý gì khi dùng nước sát khuẩn nhanh cho trẻ?

Để phòng ngừa corona, các phụ huynh mua nước sát khuẩn cho con xài, nhưng bé còn nhỏ, vừa dùng xong nước sát khuẩn đã lấy tay bốc thức ăn. Việc này có ảnh hưởng ra sao?

BS Lê Thái Vân Thanh - Trưởng khoa Da liễu, thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết thành phần chính của nước rửa tay y tế nói chung và nước rửa tay khô nói riêng thường bao gồm: Ethanol (cồn) có khả năng sát trùng phải đạt 60-70 độ trở lên; Deionized Water (nước tinh khiết); Sodium Lactate (chất hút ẩm); Fragrance (hương liệu tạo mùi/tinh dầu làm thơm); Benzalkonium Chloride (chất diệt khuẩn).

Trong đó chất cồn, chất giữ ẩm, tạo mùi, bảo quản, diệt khuẩn... là những chất không được nuốt.

Phản ứng gây hại của các chất này có thể biểu hiện khác nhau tùy vào mức độ dung nạp của mỗi người và tổng liều tích lũy, từ rối loạn tiêu hóa, viêm kết mạc cho đến suy hô hấp, rối loạn nội tiết, tác hại trên hệ sinh sản, gây ung thư...

Riêng cồn còn làm khô da tay, khiến cho da tay có thể bị bong tróc, căng cứng. Ở trẻ, lượng cồn trong nước rửa tay khô có thể làm bàn tay trẻ bị rát, kích ứng, mẩn ngứa và có thể hình thành bệnh dị ứng, viêm da. 

Nước sát khuẩn có chứa cồn, có thể ảnh hưởng đến da trẻ - Ảnh: AFP

Cạnh đó, hầu hết các loại dung dịch rửa tay nhanh đều có các chất hóa học tạo mùi nhân tạo, có thể gây các phản ứng dị ứng, viêm da, suy hô hấp, rối loạn nội tiết và tác động tiêu cực đến hệ sinh sản; ngoài ra còn làm tăng khả năng hấp thụ BPA, một chất hóa học rất nguy hiểm gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết dẫn đến ung thư.

Để đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ nên cho con rửa tay thường xuyên với nước và dung dịch tẩy rửa thích hợp cho da mà trẻ đã quen dùng.


Trường hợp trẻ dùng nước rửa tay khô và bị khô da hoặc viêm da tiếp xúc thì ngưng dùng ngay, chăm sóc dưỡng ẩm da hoặc đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. 

Lưu ý cha mẹ không nên chủ quan là bé đã dùng nước rửa tay khô thì an toàn, vì thực tế sau khi cồn đã bốc hơi, các chất bám trên da tay có thể là môi trường trung gian hút bám các yếu tố gây hại nếu bé vô tình chạm phải các bề mặt bị nhiễm.

Theo Diệu Nguyễn/Tuổi Trẻ

Tin liên quan

Chuyên gia giải thích lý do người mẹ chăm con nhiễm COVID-19 nhưng không mắc bệnh

Việc người mẹ thường xuyên tiếp xúc với con nhiễm COVID-19 nhưng không nhiễm bệnh chứng tỏ việc phòng bệnh...

Tôi hối hận không dạy con tự lập sớm

Có con cùng độ tuổi nhưng chị đồng nghiệp ung dung để đứa lớn trông đứa bé, còn tôi cuống...

Mẹ và bé cùng làm bánh khoai tây, ngày nghỉ vì dịch qua trong chớp mắt

Kỳ nghỉ kéo dài do dịch virus corona khiến nhiều bà mẹ đau đầu vì trẻ nhỏ cứ gián mắt...

Không còn "đầu bù tóc rối" khi nuôi con nếu mẹ làm theo những mẹo dưới đây

Một người mẹ đủ tốt là người cố gắng làm mọi thứ trong khả năng của mình, lắng nghe bản...

Tránh những thực phẩm kỵ nhau này khi nấu cháo để bảo vệ sức khỏe trẻ đang ăn dặm

Không phải thực phẩm nào kết hợp với nhau cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ em khi ăn dặm. Những...

8 cách dạy con sai lầm có thể hủy hoại tương lai của một đứa trẻ

Áp đặt những quan niệm dạy trẻ xưa cũ của ông bà lên những đứa trẻ hiện tại hoàn toàn...

Trẻ nghỉ học ở nhà, cẩn trọng tai nạn bỏng

Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ ở độ tuổi 1-6. Ở lứa tuổi này,...

Tin mới nhất

Măng rất bổ dưỡng và "đưa cơm" những người này, tuyệt đối cấm ăn kẻo mang họa

7 giờ trước

Muốn tăng cân an toàn đừng chỉ mãi ăn tinh bột, điểm danh những món ăn lành mạnh tốt cho...

1 ngày 5 giờ trước

Những bí quyết trẻ lâu mà không tốn kém nhất, chị em nào cũng nên biết

2 ngày 2 giờ trước

Điểm danh những cách tẩy lông tự nhiên không mọc lại

2 ngày 2 giờ trước

Làm sao để chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh và dễ dàng?

2 ngày 2 giờ trước

Áp dụng phương pháp nhịn ăn có giảm cân không?

2 ngày 2 giờ trước

4 nhóm bệnh truyền nhiễm hay gặp vào mùa mưa

2 ngày 3 giờ trước

Sốt xuất huyết và Covid-19 cần phân biệt để tránh nhầm lẫn

2 ngày 3 giờ trước

Khi nào nên sử dụng thuốc đạn đặt trực tràng?

2 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình