Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận 16 ca dương tính với COVID-19, trong đó có 15 ca đã được điều trị khỏi. Trong số các ca đã chữa khỏi, bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc bị lây nhiễm COVID-19 từ bà ngoại cũng đã được Bệnh viện Nhi Trung ương cho xuất viện ngày 20/2 và chuyển về chăm sóc, cách ly tại bệnh viện địa phương.
Sau khi bé gái 3 tháng tuổi xuất viện, rất nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao người bệnh luôn ở bên chăm sóc, tiếp xúc gần, thậm chí là cho con bú hàng ngày nhưng lại không bị lây nhiễm bệnh.
TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, bệnh nhi là cháu N.G.L (xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc), ngay từ khi phát hiện cháu bé dương tính với COVID-19, do tuổi còn quá nhỏ nên cần có mẹ ở bên chăm sóc, cùng với đó là sự chăm sóc, điều trị của các bác sĩ.
Từ khi chưa được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ ở tuyến cơ sở đã tổ chức điều trị và hướng dẫn mẹ điều trị rất kỹ lưỡng. Khi chuyển lên tuyến trên, các bác sĩ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm của người mẹ, qua 3 lần xét nghiệm kết quả đều âm tính. Tuy nhiên, do chưa hết 14 ngày nên hiện người mẹ vẫn đang tiếp tục được theo dõi, cách ly.
Lý giải về việc người mẹ tiếp xúc với con dương tính nhưng không mắc bệnh, bác sĩ Lâm cho rằng, đường lây truyền của COVID-19 là thông qua giọt bắn và bề mặt tiếp xúc có giọt bắn của người mắc bệnh, vì thế khi tiếp nhận các bác sĩ hướng dẫn người mẹ chăm sóc cho cháu phải luôn đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn…
"Trong lúc chăm sóc người mẹ tránh giọt bắn của trẻ vào mắt, niêm mạc, thực hiện rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, thường xuyên. Do vậy, mẹ chăm sóc trực tiếp cho con rất nhiều ngày nhưng không bị lây bệnh từ con”, bác sĩ Lâm cho hay.
Ngoài việc sử dụng các biện pháp phòng hộ đúng quy định và tuân thủ việc vệ sinh tay, đường mũi họng thường xuyên, trong quá trình chăm con người mẹ còn được kết hợp dinh dưỡng đầy đủ, có tâm lý tốt…nên đã hạn chế lây qua đường này.
Lý giải thêm về vấn đền này, GS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, có thể liên quan đến đề kháng miễn dịch của cơ thể, một cơ thể khoẻ mạnh, miễn dịch cao, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi. Hơn nữa người mẹ được đảm bảo phương tiện phòng hộ rất tốt khi tiếp xúc với con.
Ngoài ra, có thể trước đây, mẹ bé có thể đã từng nhiễm các bệnh thuộc họ corona khác như sởi, cúm.. do đó có miễn dịch chéo, có khả năng phòng vệ với COVID-19.
Trước đó, bệnh nhi N.G L được xác định nhiễm COVID-19 từ bà ngoại là P.T.B. (ca nhiễm thứ 10 ở Việt Nam). 5 ngày trước khi vào viện, trẻ xuất hiện quấy khóc, chảy nước mũi, ho hung hắng, sốt nhẹ 37,4 độ C, trẻ vẫn bú tốt, không khó thở. Bệnh nhi khám và cách ly tại phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với COVID-19.
Do là ca bệnh nhỏ tuổi, để đảm bảo công tác điều trị, chăm sóc, cách ly tốt hơn, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 11/2.
Sau 9 ngày điều trị, qua 3 lần xét nghiệm bệnh nhi đều âm tính với virus corona (COVID-19) nên các bác sĩ đã cho ra viện. Hiện tại, trẻ chơi ngoan, tiếp xúc tốt, không sốt, bú tốt, đại tiểu tiện bình thường. Các chỉ số xét nghiệm sinh hoá, huyết học, X-quang tim phổi trong giới hạn bình thường. Sau khi ra viện, bệnh nhi sẽ đượ