Phụ Nữ Sức Khỏe

Hay hồi hộp, đánh trống ngực có thể bạn đang mắc bệnh lý nguy hiểm

Theo bác sĩ, người bệnh suy tim có biểu hiện khó thở khi gắng sức, hoạt động thể lực bị giảm, dễ mệt và yếu sức, thường thấy hồi hộp, đánh trống ngực…

Theo ước tính, hiện Việt Nam có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim. Đây là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp và nguy hiểm hiện nay. 

Suy tim làm cho hoạt động bơm máu của tim trở nên khó khăn hơn và người bệnh thường thấy khó thở, mệt mỏi. 

Nguyên nhân suy tim

Tim được chia làm hai phần, bên tim phải (gồm nhĩ phải, thất phải) và tim trái (gồm nhĩ trái, thất trái). Mỗi phần đó có các nguyên nhân khác nhau dẫn đến suy tim. 

Nguyên nhân dẫn đến suy tim trái như: Tăng huyết áp động mạch; Bệnh van tim: Hở van 2 lá, hở hoặc hẹp van động mạch chủ đơn thuần hoặc phối hợp; Viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim; Rối loạn nhịp tim; Bệnh tim bẩm sinh. 

Nguyên nhân dẫn đến suy tim phải là: Bệnh phổi mãn tính (hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giãn phế quản, xơ phổi), nhồi máu phổi, tăng áp lực động mạch phổi tiên phát; Gù vẹo cột sống và dị dạng lồng ngực; Hẹp van 2 lá; Bệnh tim bẩm sinh: Hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất. 

Nguyên nhân suy tim toàn bộ: Suy tim trái phát triển thành suy tim toàn bộ; Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim; Bệnh cơ tim giãn. 

Nguyên nhân khác: Cường giáp trạng, thiếu vitamin B1, thiếu máu nặng, dò động mạch-tĩnh mạch, do virus hoặc các tác nhân gây nhiễm trùng khác.

Bên cạnh đó, một số yếu tố thúc đẩy khiến tình trạng suy tim trở nặng gồm chế độ ăn nhiều muối, lạm dụng rượu; Không tuân thủ điều trị: bỏ thuốc, uống không đều, tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc; Thiếu máu, tăng huyết áp, mang thai.

Người bệnh dùng thêm các thuốc có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh: chẹn canxi (verapamil, diltiazem), kháng viêm không steroid, thuốc chống loạn nhịp (nhóm I, sotalol)…

Biểu hiện suy tim

Người bệnh thường có biểu hiện khó thở khi gắng sức, khó thở phải ngồi dậy để thở và thường kèm theo ho. Hoạt động thể lực bị giảm từ mức độ nhẹ đến nhiều, dễ mệt và yếu sức. 

Bên cạnh đó sẽ xuất hiện phù hai chân, phù ở mặt hoặc cảm giác nặng mặt. Ngoài ra, người bệnh thường thấy hồi hộp, đánh trống ngực. Giai đoạn nặng, sẽ có gan to, có dịch trong ổ bụng.

Điều trị suy tim

Các biện pháp chung: Điều trị suy tim bằng thay đổi lối sống, theo dõi chặt chẽ và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

Cần điều trị các nguyên nhân gây ra suy tim như bệnh van tim, nhiễm độc giáp, suy giáp, rối loạn nhịp tim, ức chế cơ tim do thuốc, viêm tim cấp, nhồi máu cơ tim, bệnh màng ngoài tim và phì đại thất do tăng huyết áp.

Tùy theo mức độ suy tim, các bác sĩ sẽ lựa chọn các biện pháp điều trị như phẫu thuật sửa van, thay van tim, phẫu thuật cầu nối chủ vành, can thiệp mạch vành… Ghép tim là giải pháp cuối cùng khi tất cả các biện pháp khác không hiệu quả.

Thay đổi lối sống

Bên cạnh can thiệp y học, người bệnh cần thực hiện một lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe tim mạch như: ngưng thuốc lá, giảm cân ở người béo; kiểm soát huyết áp, lipid, tiểu đường; ngưng sử dụng rượu. 

Một lưu ý quan trọng khác đó là hạn chế sử dụng muối (<2g/ngày), nước uống cũng nên sử dụng trong giới hạn hợp lý(< 1,5 L/ngày). Ngoài ra, bệnh nhân cần lựa chọn những môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp, không cần hạn chế vận động.

Thuốc điều trị

Có nhiều thuốc điều trị suy tim, thường phải phối hợp nhiều thuốc với nhau. Các thuốc điều trị suy tim phải được tuân thủ rất chặt chẽ và theo dõi thường xuyên bởi các thầy thuốc chuyên khoa tim mạch.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý thay đổi liều thuốc hay bỏ thuốc tránh những biến chứng cũng như làm tình trạng suy tim nặng hơn. 

TS.BS Ngô Tuấn Anh (Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)

Theo Ngọc Trang/Vietnam.net

Tin liên quan

Hàng trăm học sinh Ischool Nha Trang nhập viện ‘khả năng do nhiễm khuẩn Salmonella’

Hàng trăm học sinh Ischool Nha Trang nhập viện ‘khả năng do nhiễm khuẩn Salmonella’

Hoại tử, thủng 10cm giữa bụng vì hút mỡ

Vì tự ti vòng 2 có nhiều mỡ thừa sau sinh, chị N.T.L (Hà Nội) đã chọn hút mỡ ở...

Bắc Kinh ghi nhận ca tử vong, đóng cửa nhiều trường học vì Covid-19

Trung Quốc ghi nhận 3 ca tử vong vì Covid-19 tại thủ đô Bắc Kinh vào cuối tuần qua. Đây...

Ăn no chớ vội làm ngay 5 điều này: Dạ dày 'kêu cứu', đường tiêu hóa 'gặp nguy', cẩn thận...

Để tránh bị đau dạ dày hay làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bạn cần...

Uống nhầm thuốc cai nghiện ma túy, bé trai 7 tuổi khó thở, nguy kịch

Tưởng thuốc của người cậu mang về để cai nghiện là nước ngọt, bé trai 7 tuổi đã lấy uống...

'Phù phép' nội tạng động vật bẩn thành món ăn đặc sản quen thuộc, khối người ‘xanh mặt’ vì ngộ...

Trong những bữa tiệc cuối năm, các món ăn làm từ nội tạng động vật luôn được nhiều người ưa...

Hai người đàn ông trẻ tuổi ở Hà Nội tử vong vì sốt xuất huyết

Hai người đàn ông ở Hà Nội được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ở ngày thứ...

Tin mới nhất

Tương Viên Lộng 'nhá hàng' loạt ảnh mới, CĐM 'sởn da gà' vì đôi mắt ầng ậng nước của Chương...

9 giờ trước

Vợ trẻ ngoài đôi mươi chỉ còn 1% cơ hội làm mẹ, bác sĩ cảnh báo nhiều phụ nữ cạn...

9 giờ trước

Bí quyết đơn giản giúp mỹ nhân Hàn trẻ đẹp ở tuổi 50, chị em phải tranh thủ áp dụng...

13 giờ trước

Cô gái giảm 40kg nhờ quy tắc ăn "chiếc đĩa", ăn bằng đĩa có thực sự tốt cho sức khỏe...

16 giờ trước

Số người ngộ độc sau ăn bánh mì vượt 560

17 giờ trước

Người phụ nữ 28 tuổi mắc ung thư vú, bác sĩ phát hiện "thủ phạm" có thể là loại nước...

17 giờ trước

Bí quyết dưỡng da bằng nước vo gạo tại nhà

17 giờ trước

Uống nước khi nào là tốt nhất: Trước, trong hay sau bữa ăn?

17 giờ trước

Ngày nào cũng thoa 'ti tỉ' lớp mỹ phẩm chống lão hóa mà da mặt vẫn xuất hiện nếp nhăn,...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình