Phụ Nữ Sức Khỏe

Hai người đàn ông trẻ tuổi ở Hà Nội tử vong vì sốt xuất huyết

Hai người đàn ông ở Hà Nội được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ở ngày thứ 5 và 7 từ khi có dấu hiệu sốt xuất huyết. Dù được lọc máu, chạy ECMO nhưng cả hai đều tử vong sau 6 ngày điều trị tích cực.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội chiều 20/11 cho biết trong tuần (từ ngày 11-18/11), thành phố ghi nhận 1.378 ca mắc mắc sốt xuất huyết (tăng 2,6% so với tuần trước); 2 ca tử vong tại huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông. 

Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 13.437 ca mắc sốt xuất huyết. Con số này tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2021; 16 ca tử vong (trong khi cùng kỳ năm 2021 không có ca tử vong).

Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Thanh Nhàn. 

Hồi tháng 10, CDC Hà Nội dự đoán đỉnh dịch sốt xuất huyết có thể rơi vào giữa tháng 11. Trong nhiều tuần nay, số mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục tăng. Cơ quan này dự báo tới đây, số ca sẽ còn tăng cao do thành phố đang trong cao điểm mùa dịch, kéo theo nguy cơ thêm nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.  

Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), từ đầu năm đến nay tiếp nhận hơn 2.800 ca mắc, tăng cao so với các năm trước, kể cả số ca nặng.

70% bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện này có dấu hiệu cảnh báo nặng, 30% kèm bệnh nền như béo phì, cao huyết áp, rối loạn đông máu... Bệnh viện mới đây điều trị thành công ca bệnh sốt xuất huyết nặng trên nền bệnh béo phì (160kg). Hiện có hơn 100 bệnh nhân đang điều trị ở viện này.

Còn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mỗi ngày tiếp nhận 5-10 ca sốt xuất huyết nặng. Thông tin với VietNamNet, lãnh đạo khoa Hồi sức tích cực của viện này cho hay tuần qua ghi nhận 2 ca tử vong. Cả hai đều là nam, 31 và 38 tuổi, có địa chỉ tại Hà Nội. Khi được chuyển lên từ bệnh viện tuyến dưới ở ngày thứ 5 và 7 của bệnh, cả hai bệnh nhân đã sốc, vật vã.

Dù được điều trị tích cực, lọc máu, chạy ECMO (hồi sức tim phổi ngoài màng cơ thể) nhưng tình trạng bệnh quá nặng, cả hai tử vong sau 6 ngày điều trị tại bệnh viện tuyến cuối về bệnh lý truyền nhiễm này.

Mắc sốt xuất huyết, nếu thấy hết sốt cũng đừng chủ quan

Sốt xuất huyết thường kéo dài 5-7 ngày, chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt; giai đoạn nặng và giai đoạn phục hồi.

Giai đoạn nặng bắt đầu vào khoảng thời gian hết sốt, thường ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt và có thể có các biểu hiện như: Đau nhức người, nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì.

BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Trưởng khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, từ ngày thứ 4 trở đi, bệnh nhân thường hết sốt nên có thể chủ quan nghĩ mình đã khỏi bệnh. Thế nhưng, đây lại là giai đoạn bệnh có thể tiến triển nặng với các biểu hiện như đau bụng, nôn nhiều, xuất huyết (chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng…).

Các chuyên gia y tế lưu ý, người bệnh cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu có một trong những dấu hiệu như: Cảm giác khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt; không ăn uống được; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều hơn; tay chân lạnh, ẩm; mệt lả, bứt rứt; chảy máu mũi, miệng, xuất huyết âm đạo bất thường, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc máu đỏ; có các hành vi thay đổi như lú lẫn, kích thích, vật vã hoặc li bì và trên 6 giờ không tiểu tiện.

127 ổ dịch đang hoạt động

Hà Nội hiện có 127 ổ dịch đang hoạt động tại 21 quận, huyện (riêng tuần qua thêm 31 ổ dịch mới). Kết quả giám sát tại nhiều ổ dịch cho thấy chỉ số BI (chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có loăng quăng, muỗi vằn) tại một số nơi vẫn cao vượt ngưỡng.

Cụ thể, giám sát điều tra xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết tại ổ dịch tổ dân phố Tràng An, xã Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ có BI=65; thôn Mộc Đình, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức (BI=40); thôn Vĩnh Lộc 1, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất (BI=40). 

Nếu BI từ 30 trở lên, nghĩa là tại cơ sở giám sát đang có yếu tố nguy cơ cao với khả năng dịch bệnh sốt xuất huyết có thể bùng phát. Riêng tại miền Bắc, BI quy định từ 20 trở lên.

Theo Võ Thu/Vietnam.net

Tin liên quan

Những loại củ quả chớ dại ăn cả vỏ kẻo ngộ độc, tệ hơn là tổn thương hệ thần kinh

Biết rằng rau củ quả rất tốt cho sức khoẻ của chúng ta vì chúng chứa nhiều chất và dinh...

4 cách ăn cơm giúp giảm huyết áp, mỡ máu, tiểu đường: Ăn đúng phòng nhiều bệnh

Theo các bác sĩ, việc chọn loại gạo và cách ăn cơm quyết định rất lớn đến việc chăm sóc...

Đứng đầu vị thuốc Đông Y như nhân sâm cũng có lúc khiến người dùng phải ‘lao đao’ vì muôn...

Mệnh danh là thuốc quý trường sinh nhưng nhân sâm vẫn có những điều hạn chế nhất định mà người...

Thu qua đông đến - Giữ ấm cho cơ thể từ bên trong, ngăn ngừa cảm lạnh với 4 loại...

Thời tiết đang dần chuyển lạnh, việc cơ thể có dấu hiệu của các cơn cảm lạnh là điều hiển...

Ngộ độc tức thì nếu tiếp tục ăn cả vỏ những loại củ quả này, quen thuộc với hội yêu...

Có nhiều loại củ quả rất tốt khi ăn cả vỏ vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất… nhưng có những...

Đồng hồ sinh học mách nhỏ 9 giờ tối là thời điểm cần ngưng ngay các việc làm này, điều...

9 giờ tối là cột mốc quan trọng mà chuyên gia khuyên bảo bạn cần phải để ý nếu không...

Xuất hiện ổ dịch cúm H5N1 có khả năng lây sang người ở TP. Vinh

Chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 150 con gà nhiễm bệnh của một hộ gia đình trên...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Tái chế túi trà: Cách đơn giản chăm sóc đôi mắt

36 phút trước

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày 3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày 3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày 3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 22 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình