Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ Nhi đồng tư vấn những bệnh về da dễ gặp vào mùa hè ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường gặp phải những vấn đề về da vào mùa hè. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da của trẻ về sau.

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và non nớt, đó cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ rất dễ gặp các bệnh lý về da, trong đó phổ biến và nguy hiểm nhất là bệnh viêm da mủ và rôm sảy.

Một số biểu hiện bệnh lý về da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Viêm da mủ

Bệnh được chia thành hai nhóm chính là viêm da mủ do liên cầu và viêm da mủ do tụ cầu. Viêm da mủ có thể gây ra những bệnh chính sau:

Viêm nang lông: Ban đầu các phần lỗ chân lông trên da bị sưng, đau và sau đó xuất hiện mụn nhỏ. Mụn có thể mọc rải rác hoặc thành từng cụm cứng ở trên bề mặt da. Khi nặn sẽ có mủ chảy ra và gây ngứa ngáy, khó chịu.

Viêm nang lông nông ở trẻ nhỏ. Ảnh internet. 

Mụn nhọt: Đây cũng là một tình trạng viêm nang lông. Triệu chứng của mụn nhọt trên cơ thể bé rất rõ ràng, trên da sẽ xuất hiện các mụn nhỏ có mủ sưng và đau. Nếu nhọt to, số lượng nhiều có thể kèm theo triệu chứng sốt, hạch bạch huyết sưng đau. Khi các nhọt này vỡ sẽ gây lở loét, đau rát và có nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, thậm chí tử vong.

Chốc: Vị trí hay gặp là đầu, mặt, cổ, chân tay. Bệnh rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác, nên có thể thành dịch ở nhà trẻ, trường học. Đầu tiên, trên da của bé sẽ xuất hiện các bọng nước sau đó chuyển thành bỏng mủ và mủ đục. 

Chốc mép, một trong những bệnh do viêm da mủ do liên cầu khuẩn gây nên. Ảnh internet.

Hăm kẽ: Tình trạng này thường xuất hiện ở kẽ cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai và rốn của trẻ khi bị ra nhiều mô hồi, ẩm ướt khiến trẻ bị hăm. Tại vị trí bị bệnh, da trẻ thường xuất hiện các mảng đỏ, tiết dịch, viền da mỏng và gây đau rát khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc.

Rôm sảy

Rôm sảy là hiện tượng thường xuất hiện vào mùa hè ở trẻ nhỏ. Điều kiện phát triển bệnh là các ống dẫn mồ hôi bị tắc, làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong lỗ chân lông cộng với bụi bẩn làm xuất hiện các nốt viêm. Biểu hiện của rôm sảy ở trẻ sơ sinh là làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể càng có nhiều rôm.

Làm gì khi trẻ gặp các bệnh về da?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I (TP.HCM) cho biết, khi có những triệu chứng của bệnh viêm da cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám để phòng biến chứng như viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết trong trường hợp trẻ bị viêm da mủ.

Rất nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có hiện tượng viêm da, rôm sảy thường sử dụng các loại lá như trầu không, chè tươi, sài đất...để tắm. Theo bác sĩ Khanh, các mẹ nên hết sức thận trọng khi sử dụng các loại lá này vì có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể có thuốc bảo vệ thực vật còn tồn đọng trên lá, rất khó rửa sạch dễ khiến tình trạng da của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Yếu tố quan tâm hàng đầu trong việc điều trị viêm da mủ cho trẻ chính là vệ sinh, mẹ cần kiểm tra và giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày. Bên cạnh đó, các mẹ có thể rửa sạch vết loét cho trẻ bằng các loại dung dịch yarish, thuốc màu để khử trùng vết thương và sử dụng milian hay betadin để bôi lên ngay sau đó. 

Cha mẹ cần kiểm tra và giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày. Ảnh internet.

Khi bị rôm sảy, các mẹ nên cho trẻ mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng rộng; Phòng ngủ của trẻ cần phải thoáng mát. Nên tắm cho trẻ mỗi ngày một lần để da sạch sẽ, sử dụng khăn mềm lau khô cho trẻ sau khi tắm. Tuyệt đối không sử dụng phấn rốm bôi lên chỗ rôm sảy vì sẽ càng làm bí da của trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần ăn uống điều độ, ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước nếu đang cho con bú, tránh những đồ ăn nóng. Quần áo của bé phải được giặt sạch và được phơi ở nơi không có bụi khói. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm khuẩn, tổn thương da.

Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng trẻ vẫn không có dấu hiện thuyên giảm mà vùng xung quanh còn đỏ tấy, vết loét nhiều mủ hơn, kèm theo triệu chứng sốt, nổi hạch thì mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Thương Trần

Tin liên quan

Trẻ sơ sinh đang bú mẹ bị táo bón, mẹ nên ăn gì?

Đối với các bé sơ sinh bú mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ chính là nguyên nhân chủ...

Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh tại nhà giúp bé dễ chịu, không quấy khóc

Rôm sảy là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. Bệnh lành tính và không nguy hiểm....

Mách mẹ các bước vệ sinh rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh, tránh nhiễm trùng theo lời khuyên của...

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là việc làm tưởng chừng đơn giản nhưng chỉ cần sơ suất nhỏ...

Những 'bí kíp' mẹ nên 'bỏ túi' khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Tất cả những lo lắng trong lần đầu làm mẹ sẽ được giải quyết bằng những “bí kíp” chăm sóc...

Tại sao bạn không nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể dễ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng, chán bú sữa mẹ,...

Đếm nhịp thở trẻ sơ sinh, phát hiện sớm bệnh viêm phổi

Đếm nhịp thở của trẻ có thể giúp mẹ phát hiện bé có bị viêm phổi hay không để có...

Bác sĩ Nhi đồng mách mẹ cách chăm sóc mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là hiện tượng khá phổ biến nên các mẹ cần trang bị cho mình...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

2 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

2 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

2 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình