Trên thực tế, các giống gà, vịt và các loại gia cầm khác khác nhau sinh ra trứng có màu vỏ khác nhau. Ví dụ trứng gà có màu đỏ, nâu và trắng, trong khi vỏ trứng vịt có màu xanh và trắng.
Nguyên nhân trứng vịt có hai màu khác nhau chủ yếu là do gen của vịt, môi trường sống, phương pháp chăn nuôi và một phần nhỏ do thức ăn.
Mua trứng vịt nên chọn quả vỏ trắng hay vỏ xanh?
Dù là trứng vịt vỏ xanh hay trứng vịt vỏ trắng đều giàu protein, lipid, canxi, sắt và các nguyên tố khoáng chất lượng cao, đều có giá trị dinh dưỡng tốt, ăn trứng vịt thường xuyên cũng có lợi để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, trứng vịt vỏ trắng và trứng vịt vỏ xanh cũng có một số điểm khác nhau dưới đây:
Độ dày của vỏ trứng
- Trứng vịt màu trắng: Độ dày mỏng hơn trứng vịt màu xanh, tuy không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng bạn có thể cảm nhận rõ ràng bằng cách sờ tay hoặc cân nhẹ so với trứng vịt màu xanh.
- Trứng vịt màu xanh: Độ dày của vỏ trứng này dày hơn trứng vịt màu trắng, chất lượng trứng vịt có vỏ màu lục lam tốt hơn trứng vịt có vỏ màu trắng, vì vậy việc chọn trứng vịt màu xanh lam không chỉ có lợi cho sức khỏe mà khi vận chuyển và lưu trữ cũng tốt hơn.
Hàm lượng dinh dưỡng
- Hàm lượng protein của trứng vịt vỏ xanh cao hơn 4,23 % so với trứng vịt vỏ trắng
- Hàm lượng selen và lysine vỏ xanh thấp hơn một chút so với trứng vịt vỏ trắng
- Hàm lượng axit và kẽm trong trứng vịt vỏ xanh cũng cao hơn so với trứng vịt vỏ trắng.
Tuy nói là tỷ lệ dinh dưỡng rất nhỏ nhưng nếu so sánh thì bạn vẫn nên chọn trứng vịt màu xanh nếu thường xuyên ăn hoặc để muối. Vì vỏ trứng vịt màu xanh dày hơn vỏ màu trắng một chút nên sẽ khó vỡ và dễ bảo quản hơn.
Về cách bảo quản
Trứng vịt vỏ xanh vỏ dày, nhiệt độ bảo quản thích hợp là từ 2 – 5 độ C. Thời gian bảo quản lâu hơn có thể kéo dài tới 40 ngày. Trong khi đó, trứng vịt vỏ trắng lại tương đối mỏng, bảo quản ở nhiệt độ cao hơn, thời gian sử dụng cũng ngắn hơn.
Nhìn chung, dù trứng vịt vỏ xanh hay vỏ trắng đều giàu dinh dưỡng. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại trứng phù hợp.
Ngoài ra, khi mua trứng bạn cũng cần chú ý đến một số điểm sau để lựa được quả trứng tươi ngon.
Khi mua trứng, nên chọn những quả có lớp vỏ bên ngoài sạch sẽ và còn tươi (mới) từ khu vực quầy hàng đông lạnh. Không mua những quả trứng có nhiều vết bẩn, bị nứt hoặc có lỗ thủng dễ bị nhiễm khuẩn.
Sau khi mua về, cần nhanh chóng cho trứng vào tủ lạnh. Đặt trứng trong hộp đựng làm bằng giấy carton hoặc nhựa mềm vì trứng rất dễ hấp thu mùi của tủ lạnh. Trứng tươi có thể để lạnh được khoảng 5 tuần sau khi được đóng gói. Nếu trên bao bì của hộp trứng không ghi rõ ngày đóng gói, có thể giữ lạnh chúng trong khoảng 3 tuần kể từ khi mua về.
Tác dụng của trứng vịt
Trứng vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho não bộ, xương khớp, hỗ trợ bảo vệ mắt và tăng cường sức khỏe tinh thần.
Tương tự như trứng gà, trứng vịt cũng mang đến những lợi ích về sức khỏe qua việc cung cấp các dinh dưỡng gồm protein, vitamin, khoáng chất và chất béo tốt. Đặc biệt, lượng calo trong mỗi quả trứng vịt chỉ chiếm 6% giá trị calo hàng ngày của cơ thể (khoảng 130 calo cho một quả trứng 70 g).
Thành phần cholesterol ở trứng gà ít hơn trứng vịt, nếu trong 100 gam trứng vịt có chứa 884 miligam cholesterol thì ở trứng gà con số này là 425 miligram. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt hoặc tiết chế nó trong chế độ ăn uống.
Trứng vịt ăn sống được không?
Theo các chuyên gia, đối với trứng vịt người ta hạn chế ăn sống bởi trứng vịt dễ nhiễm vi khuẩn salmonella.
Thông thường như trứng gà cơ chế nhiễm vi khuẩn không có nhưng trứng vịt có thể nhiễm khuẩn này thông qua lây truyền dọc, tức vịt bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn salmonella thì trứng cũng bị nhiễm.
Hiện chưa có thống kê bao nhiêu phần trăm trứng vịt nhiễm vi khuẩn này, tuy nhiên hầu hết các giống vịt đều có thể nhiễm khuẩn salmonella.
Trong dịch tễ, vi khuẩn salmonella có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của con người như gây ra triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa...
Ở các nước châu Âu người ta hạn chế ăn trứng vịt mà chủ yếu để ấp thành con. Trường hợp ăn trứng vịt phải rán chín để tránh nhiễm khuẩn.