Phụ Nữ Sức Khỏe

Món ăn, bài thuốc từ con hến

Theo y học cổ truyền, thịt hến (nghiễn nhục) có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.

Con hến là động vật thuộc ngành thân mềm, còn có tên khác là nghiễn nhục, sống trên mặt bùn ở đáy sông hồ. Vỏ hến có 2 mảnh, dây chằng và 2 cơ khép vỏ, 2 mảnh vỏ hến có 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Dưới vỏ là áo, mặt ngoài áo hến tiết ra tạo thành lớp đá vôi.
Theo y học cổ truyền, thịt hến (nghiễn nhục) có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.

Hến vừa là thức ăn, vừa là vị thuốc.

Một số thực đơn chữa bệnh có hến

Chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ em: Hến 100g, sò biển 100g, gạo 50g, rễ hẹ 3g, gia vị vừa đủ. Hến, sò hấp cách thủy, bỏ vỏ, lấy ruột, thái nhỏ, ướp gia vị, rễ hẹ giã nhỏ; gạo nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho sò, hến và hẹ vào; đun cháo sôi lại. Ăn 1 ngày 1 lần, lúc đói; ăn liền 5 - 7 ngày.

Chữa dương nuy, ít tinh: Thịt hến 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50 ml, gia vị vừa đủ. Hến luộc, lấy phần thịt, lá hẹ rửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào, thêm gia vị, xào cho săn, cho lá hẹ vào, đảo đều với hến khoảng 5 phút; bắc ra ăn nóng.

Chữa chứng hay đi tiểu đêm: Thịt hến 50g, thịt lợn nạc 100g. Tất cả ninh nhừ, thêm muối vừa đủ. Ăn trong ngày.

Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung, hoàng bá sao, liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 15g.

Chữa đại tiện lỏng do nóng: Vỏ hến 100g, lá bưởi 50g. Vỏ hến nung, lá bưởi sấy khô, tán thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g; dùng liền trong 5 ngày.

Hến là thực phẩm thường dùng trong các bữa ăn vào mùa hè, được chế biến thành nhiều món canh, xào, vừa giàu dinh dưỡng, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảI khát, trừ phiền nhiệt, lợi tiểu,…

Canh hến nấu bầu: Hến sông 2 - 3 kg, bầu sao hay bầu trắng 1 - 2 quả non; mỡ, mắm, muối, hành, thì là và gia vị vừa đủ. Hến ngâm trong nước sạch 3 - 4 giờ, đãi sạch đất cát; luộc hến bằng nước lạnh, khi nước sôi, đảo đều đến khi các con hến đều mở miệng thì tắt bếp; gạn lấy nước luộc hến; đãi lấy thịt hến để riêng. Đun nước luộc hến đến sôi, thả bầu đã băm hoặc thái chỉ vào đến khi miếng bầu trong, hết đục (hơi sủi tăm), cho hành và thì là thái khúc vào. Đun sôi mỡ, thả hành thái vào, đến khi có mùi thơm (phi hành) thì cho thịt hến vào, cho mắm muối gia vị vừa đủ, đảo đều đến khi thịt hến săn lại. Hến sào để riêng hoặc cho vào canh trên. Tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền.

Hến xào rau bí: Hến đuợc làm theo các công đoạn như canh hến; nhưng vì làm món xào không cần nhiều nước, nên cho ít nước khi luộc hến. Rau bí đỏ (ngọn và lá non): ngọn non và cuống lá được tước bỏ phần xơ, vò nát lá, rửa sạch, thái đoạn 3 - 4 cm. Cho dầu vào chảo, đun nóng, cho hành, tỏi vào, đảo đều cho có mùi thơm; cho rau bí vào, đảo đều, thêm mắm, muối và gia vị, đun rau bí chín kỹ thì cho hến sào vào, thêm ít tỏi đã đập nát, đảo đều. Công dụng: bổ, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, thích hợp với nhiều người nên ai cũng ăn được.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ðức Quang/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

Món ăn thuốc từ quả thanh long

Thanh long là loại quả ngon, thanh mát rất được ưa chuộng. Vị ngọt chua, tính mát, tác dụng thanh...

Món ăn bài thuốc cho người mắc bệnh phổi

Khi thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân, ẩm thấp, mưa lạnh, người già và trẻ em thường mắc...

Nước ép dứa - bài thuốc chữa ho tuyệt vời

Dứa là loại quả có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Bên cạnh việc chứa lượng lớn vitamin C,...

Củ kiệu, vị thuốc hay

Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt...

Món ăn bài thuốc từ hạt dẻ

Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác...

Món ăn – Bài thuốc chữa rôm trong ngày hè

Ngoài việc sử dụng thảo dược, còn có thể sử dụng các món ăn - bài thuốc để chữa rôm,...

Món ăn bài thuốc dành cho người đau bụng mạn tính

Một số kinh nghiệm dân gian và các loại canh, cháo dưỡng sinh dành cho người bệnh đau bụng mạn...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

17 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình