Phụ Nữ Sức Khỏe

Củ kiệu, vị thuốc hay

Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam. Với kiệu, ngoài món muối chua còn có thể cho nhiều món ăn khác phối hợp với các thực vật hoặc động vật để nấu hoặc làm gỏi.

Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam. Với kiệu, ngoài món muối chua còn có thể cho nhiều món ăn khác phối hợp với các thực vật hoặc động vật để nấu hoặc làm gỏi. Những món ăn có kiệu này đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh của dân ta, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

Kiệu có tên giới bạch, tiểu toán (tỏi nhỏ) tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hoả thông... Theo Đông y, kiệu có vị cay - đắng, tính ôn, thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, an thai, bổ trung, lợi thủy, sinh cơ.
Sau đây là một số cách dùng củ kiệu phòng chữa bệnh.

Thông dương, tán huyết, tức thở, khí trễ đờm tắc có khi đau ra sau lưng: Kiệu 10g, qua ủy 15g, rượu 500ml, hai thứ làm sạch, qua ủy hấp mềm thái lát, kiệu luộc chín. Cho hai thứ vào túi lụa ngâm vào rượu. Sau 1 tuần uống được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml có hoà thêm nước đun sôi để nguội.

Tức ngực khó thở: Lấy 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát gạo kê thêm ít mì chính, dầu vừng rồi ăn.

Sản phụ bị kiết lỵ: Củ kiệu xào với bầu dục lợn.

 
Sưng đau cơ khớp:

Củ kiệu giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ sưng đau.

Xích bạch lỵ: Củ kiệu 1 nắm nấu cháo.

Bổ khí, điều hòa nội tạng: Hàng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.

Sang lở, chứng gặp nước thì sưng đỏ ngứa tay chân: Kiệu giã nát, xào nóng đắp vào.

Bỏng lửa, nước sôi: Kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật phết vào chỗ bị bỏng.

Bỗng nhiên ngã hôn mê hoặc ngủ trúng gió bất tỉnh: Kiệu giã vắt nước cốt nhỏ vào mũi (cần kết hợp các biện pháp khác cho kịp thời).

Lưu ý: Người khí hư không dùng kiệu. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều một lúc gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt.

Theo BS. Phó Thuần Hương/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

Món ăn bài thuốc từ hạt dẻ

Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác...

Món ăn – Bài thuốc chữa rôm trong ngày hè

Ngoài việc sử dụng thảo dược, còn có thể sử dụng các món ăn - bài thuốc để chữa rôm,...

Món ăn bài thuốc dành cho người đau bụng mạn tính

Một số kinh nghiệm dân gian và các loại canh, cháo dưỡng sinh dành cho người bệnh đau bụng mạn...

Thuốc tốt từ quả cam

Quả cam là một trong những loại trái cây quen thuộc có chứa tinh dầu mang mùi thơm và nhiều...

10 món ăn thuốc chữa ho khan

Ho khan rất thường gặp, nhất là ở trẻ em. Bệnh phần nhiều do phế âm hư, ngoại cảm phong...

Thuốc từ cây thì là

Thì là là một loại rau gia vị không thể thiếu trong các món canh cá, chả cá, chả mực…...

Món ăn thuốc có đan sâm

Đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can; có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết,...

Tin mới nhất

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

14 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

14 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

14 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

18 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

19 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

23 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

23 giờ trước

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử vì giận chồng

1 ngày 11 giờ trước

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình