Phụ Nữ Sức Khỏe

Món ăn bài thuốc từ hạt dẻ

Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác dụng phòng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe.

Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác dụng phòng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe. Do đó còn có các tên “quả của tỳ”, “quả của thận”, là “vua của loài quả khô” có thể thay lương thực.

Hạt dẻ tính ôn, vị ngọt, rất bổ (bổ khí, tỳ phế, thận). Hạt dẻ được dùng làm thức ăn dinh dưỡng phòng chữa mỡ máu cao, xơ vữa mạch, tăng huyết áp, bệnh tim. Có hiệu quả trị liệu đối với viêm loét xoang miệng, lưỡi, môi (do thiếu vitamin nhóm B, nhất là B2…).

Một số món ăn phòng chữa bệnh bằng hạt dẻ

1. Nhuận táo, tan đờm: hạt dẻ 250g, thịt lợn nạc 500g, gia vị vừa đủ ninh nhừ ăn với cơm. Dùng tốt cho trường hợp viêm phế quản mạn tính, ít đờm.

2. Bổ thận khí, ấm trung tiện, kiện tỳ vị, mạnh gân cốt. Dùng cho người tỳ vị yếu, phù nề, phụ nữ sau sinh: hạt dẻ 150g, gà trống choai chỉ lấy phần thân (bỏ đầu, cổ, chân), trứng gà 1 quả, bột nước 30g, nước thịt luộc 0,75 lít, gia vị: xì dầu, hành, gừng.

Chim bồ câu hầm hạt dẻ bổ thận, khí huyết, tỳ vị dùng cho người thận hư suy nhược, mất ngủ hay quên.

3. Bổ thận, khí huyết, tỳ vị: dùng cho người thận hư suy nhược, mất ngủ hay quên: hạt dẻ 200g, nấm hương 5 cái, chim bồ câu non 1 con. Gia vị nước luộc thịt 2 bát con, rượu 1 thìa con, nước gừng 1 thìa con, hạt tiêu một ít, dầu vừng, xì dầu. Ướp thịt chim vào gia vị. Rán qua rồi cho tất cả vào ninh chín.

4. Bổ âm nhuận táo, bổ thận khỏe cơ. Dùng cho người âm hư, ho lâu ngày, da khô, lưng gối mỏi: hạt dẻ 150g, bách hợp 20g, khiếm thực 15g, thịt nạc 100g, cá tươi 1 con 250g. Cá rán hơi vàng rồi cho các thứ còn lại ninh trong 2 giờ, nêm gia vị.

5. Bổ thận khí, chắc răng: hạt dẻ 100g, gạo 100g, đường phèn 100g, nước 1 lít. Hạt dẻ rang thơm nghiền nhỏ, cho đường phèn vào. Gạo nguyên hạt hoặc tán bột nấu cháo cho bột dẻ rang vào cháo ăn.

Cách bóc vỏ hạt dẻ lấy nhân thức ăn, thuốc: Nếu rang hạt dẻ thì trước đó dùng dao rạch 1 đường trên hạt dẻ thì khi rang nóng vỏ rẽ nứt ra, dễ bóc.

- Nếu luộc thì trước đó cho ít dầu rán vào nước luộc thì vỏ hạt dẻ sẽ mềm hơn nên dễ bóc.

Theo BS. Phó Thuần Hương/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

Món ăn – Bài thuốc chữa rôm trong ngày hè

Ngoài việc sử dụng thảo dược, còn có thể sử dụng các món ăn - bài thuốc để chữa rôm,...

Món ăn bài thuốc dành cho người đau bụng mạn tính

Một số kinh nghiệm dân gian và các loại canh, cháo dưỡng sinh dành cho người bệnh đau bụng mạn...

Thuốc tốt từ quả cam

Quả cam là một trong những loại trái cây quen thuộc có chứa tinh dầu mang mùi thơm và nhiều...

10 món ăn thuốc chữa ho khan

Ho khan rất thường gặp, nhất là ở trẻ em. Bệnh phần nhiều do phế âm hư, ngoại cảm phong...

Thuốc từ cây thì là

Thì là là một loại rau gia vị không thể thiếu trong các món canh cá, chả cá, chả mực…...

Món ăn thuốc có đan sâm

Đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can; có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết,...

Món ăn thuốc từ cá ngát

Cá ngát họ cá trê “vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, sinh tân, ích khí”...

Tin mới nhất

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

14 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

14 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

14 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

18 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

18 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

23 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

23 giờ trước

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử vì giận chồng

1 ngày 11 giờ trước

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình