Phụ Nữ Sức Khỏe

Món ăn, bài thuốc trị sốt xuất huyết

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết gia tăng ở các tỉnh thành. Để giúp người dân nâng cao kiến thức phòng bệnh chữa bệnh.

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết gia tăng ở các tỉnh thành. Để giúp người dân nâng cao kiến thức phòng bệnh chữa bệnh. Trong số báo thứ bảy ra ngày 7/8/2010 chúng tôi đã giới thiệu bài thuốc nam được ứng dụng điều trị sốt xuất huyết độ 1, 2 tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Trong số này chúng tôi tiếp tục giới thiệu các món ăn - bài thuốc để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.
Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần vệ (tương đương với SXH độ 1 theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới).

Chứng trạng: phát sốt (ban đầu có thể kèm theo cảm giác sợ lạnh), đau đầu, đau lưng, đau mình mẩy và cơ khớp, môi khô miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, muộn hơn có thể xuất hiện triệu chứng như mặt đỏ, mắt đỏ, chân tay tê bì, ngực bụng đầy tức, nôn hoặc buồn nôn, đại tiện táo kết hoặc lỏng nát, tiểu tiện sẻn đỏ...

Các món ăn - bài thuốc

Bài 1: Tang diệp (lá dâu) 5g, cúc hoa 5g, bạc hà 3g, ty qua hoa (hoa mướp) 10g, mật ong 15g. Các vị thuốc tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, hòa mật ong uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt sơ biểu, giải độc thấu tà.

Bài 2: Đạm đậu xị 15 - 20g, kinh giới 3 - 6g, ma hoàng 1 - 3g, cát căn 20 - 30g, chi tử 3g, sinh thạch cao 60 - 90g, gừng tươi 3 lát, hành tươi 2 củ, gạo tẻ 100g. Đem các vị thuốc sắc chừng 5 - 10 phút, bỏ bã lấy nước nấu với gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: sơ phong thanh nhiệt, giải biểu thấu tà.

Bài 3: Kim ngân hoa 10g, sơn tra 10g, cúc hoa 10g, mật ong 15 - 30g. Các vị thuốc tán vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, hòa thêm mật ong uống thay trà trong ngày. Công dụng: sơ phong thanh nhiệt.

Bài 4: Lô căn 30g, bạc hà 3 - 5g. Hai vị hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: sơ phong thanh nhiệt, giải biểu thấu tà.

Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần khí (tương đương với SXH độ 1 theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới ).

Chứng trạng: Sốt cao và rất cao, đau đầu, đau lưng, môi khô miệng khát, mặt đỏ, mắt đỏ, ngực bụng bức bối không yên, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô...

Các món ăn - bài thuốc

Bài 1: Thạch cao 30g, tri mẫu 10 - 15g, gạo tẻ 100 - 150g, đường phèn 5g. Các vị thuốc sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo, hòa đường phèn, chia ăn 2 - 3 lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc.

Bài 2: Thạch cao 30 - 45g, lá tre tươi 30g, trúc tâm (Phyllostachys nigra) 30g, lô căn 30g, gạo tẻ 100 - 150g, đường phèn 5g. Các vị thuốc sắc lấy nước nấu với gạo thành cháo, hòa đường phèn chia ăn hai lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc.

Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần khí, phần dinh và phần huyết (tương đương với SXH độ 2 theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới).

Chứng trạng: Sốt cao, môi khô miệng khát, tâm trạng bồn chồn không yên, có ban xuất huyết dưới da, thậm chí tinh thần có thể u ám, cháy máu cam, nôn hoặc đại tiện ra máu, chất lưỡi đỏ giáng, rêu lưỡi vàng khô hoặc xám đen.

Các món ăn - bài thuốc

Bài 1: Sinh thạch cao 60 - 90g, sinh địa 15 - 20g, lê 4 -5 quả, ngó sen tươi 30g, lá sen tươi nửa tàu, đường phèn lượng vừa đủ. Sắc sinh thạch cao, ngó sen và lá sen lấy chừng một bát nước; lê gọt vỏ, thái vụn rồi ép lấy nước cốt; hòa hai thứ nước với nhau, chế thêm đường phèn rồi chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc.

Bài 2: Sinh thạch cao 30 - 60g, huyền sâm 10g, tê giác 3 - 5g (có thể thay bằng thủy ngưu giác hoặc bột sừng trâu 6 - 10g), lá sen tươi nửa tàu, đậu xanh 30g, gạo tẻ 100g. Sắc thạch cao, huyền sâm và sừng trâu lấy nước rồi nấu với đậu xanh và gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lương huyết, giải độc.

Giai đoạn hồi phục

Chứng trạng: Hết sốt, ban xuất huyết lặn dần, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, ngủ kém, đại tiện lỏng nát... Tùy theo triệu chứng cụ thể mà y học cổ truyền phân ra thành các thể loại như Nhiệt thương âm dịch, Tỳ vị hư nhược, Thận khí hư suy...

Các món ăn - bài thuốc

Bài 1: Sa sâm 20g, mạch môn 10 - 15g, gạo tẻ 100g, đường phèn lượng vừa đủ. Các vị thuốc sắc kỹ bỏ bã lấy nước nấu với gạo thành cháo, hòa đường phèn chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: dưỡng âm, sinh tân dịch.

Bài 2: Sinh địa 30g, gừng tươi 2 - 3 lát, gạo tẻ 100g. Sắc sinh địa và gừng lấy nước nấu với gạo thành cháo, chế thêm chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng : tư thận thanh nhiệt, lương huyết sinh tân.

Bài 3: Xương dê 1000g, gạo tẻ 100g, hành tươi 2 củ, gừng tươi 3 - 5g, gia vị vừa đủ. Xương dê đập vụn ninh lấy nước rồi cho gạo vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ thận khí, kiện tỳ vị, mạnh gân cốt.

Bài 4: Đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 20g, bạch truật 12g, mạch nha sao 12g, trần bì 8g, đại táo 10g, gừng tươi 2 lát. Các vị tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ trung ích khí, kích thích tiêu hóa.

Nhìn chung, các món ăn - bài thuốc nêu trên đều khá đơn giản, dễ kiếm, dễ chế, dễ dùng và rẻ tiền. Có thể sử dụng để dự phòng tích cực hoặc hỗ trợ điều trị SXH tùy từng giai đoạn cụ thể khác nhau. Thời kỳ cấp tính, liệu pháp dùng thuốc là chính, món ăn - bài thuốc là phụ với yêu cầu lỏng, thanh đạm và dễ tiêu; thời kỳ hồi phục, liệu pháp dùng thuốc là phụ, món ăn - bài thuốc là chính, tùy theo chứng trạng cụ thể mà lựa chọn và chế biến cho phù hợp.

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

5 bài thuốc hay trị chứng tiểu đêm

Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trưởng thành. Hiện tượng này thường được...

Rau mồng tơi - Món ngon, vị thuốc tốt ngày hè

Trên mâm cơm của nhiều gia đình, bát canh rau mồng tơi không thể thiếu trong những ngày hè nóng...

Món ăn, bài thuốc từ con hến

Theo y học cổ truyền, thịt hến (nghiễn nhục) có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng...

Món ăn thuốc từ quả thanh long

Thanh long là loại quả ngon, thanh mát rất được ưa chuộng. Vị ngọt chua, tính mát, tác dụng thanh...

Món ăn bài thuốc cho người mắc bệnh phổi

Khi thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân, ẩm thấp, mưa lạnh, người già và trẻ em thường mắc...

Nước ép dứa - bài thuốc chữa ho tuyệt vời

Dứa là loại quả có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Bên cạnh việc chứa lượng lớn vitamin C,...

Củ kiệu, vị thuốc hay

Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt...

Tin mới nhất

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

12 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

12 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

12 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

12 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

16 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

16 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

16 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

16 giờ trước

Chạm mặt chồng và nhân tình trong khách sạn, tôi vỡ lẽ câu chuyện giấu kỹ 10 năm nay

16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình