Khoai lang là một thực phẩm nằm trong nhóm thực phẩm giá thành rẻ nhưng tốt cho sức khỏe. Với thành phần dinh dưỡng phong phú, khoai lang không chỉ là nguồn bổ sung dưỡng chất mà còn phù hợp với nhiều chế độ ăn uống cũng như tình trạng sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, khi ăn khoai lang không đúng cách, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, dưới đây là những đại kỵ khi ăn khoai lang không phải ai cũng biết.
Công dụng của khoai lang đối với sức khỏe
Ăn khoai lang mỗi ngày để chống lại lão hóa: Carotenoid có trong khoai lang là một chất chống oxy hóa hiệu quả. Chất này có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác động của tia tử ngoại, các khí và chất ô nhiễm khác trong môi trường. Nhờ đó, các tế bào trong cơ thể có thể giảm tốc độ lão hóa, giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.
Khoai lang là “thần dược” của hệ tiêu hóa: Ăn khoai lang trị táo bón điều này hầu hết mọi người đều đã biết. Chất xơ trong khoai lang sẽ hút các phân tử nước giúp chất thải mềm hơn, dễ đi ra ngoài hơn. Phòng ngừa táo bón rất quan trọng với bệnh nhân bị trĩ.
Khoai lang giúp giảm cân: Ăn khoai lang mỗi ngày với lượng vừa đủ sẽ hỗ trợ giảm cân khá tốt. Khoai lang giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, hạn chế cảm giác đói và cảm giác thèm ăn vặt. Khoai lang cũng là thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp. Vì thế, chúng ta thường thấy thực phẩm này thường xuyên có mặt trong các thực đơn giảm cân.
Những “đại kỵ” khi ăn khoai lang
Không ăn khoai lang khi đói: Việc ăn khoai lang khi đói có thể gây ra nhiều vấn đề cho hệ tiêu hóa. Khi dạ dày trống rỗng, khoai lang sẽ kích thích sản sinh quá mức axit dịch vị, dẫn đến ợ chua, nóng ruột và thậm chí là viêm loét dạ dày. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên ăn khoai lang sau khi đã ăn các bữa ăn chính hoặc kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất xơ.
Không ăn khoai lang có đốm đen: Các đốm đen xuất hiện trên củ khoai lang là tín hiệu báo động về sự hiện diện của vi khuẩn gây hại. Những vi khuẩn này sản sinh ra độc tố có khả năng gây tổn thương gan và các cơ quan nội tạng khác. Điều đáng lưu ý là độc tố này rất bền vững và không dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao. Do đó, việc ăn phải khoai lang bị nhiễm khuẩn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tránh chiên rán hoặc thêm đường: Khoai lang giàu dinh dưỡng, nhưng để tận hưởng trọn vẹn những lợi ích mà nó mang lại, chúng ta cần chế biến một cách thông minh. Luộc hoặc hấp là những phương pháp tối ưu, giúp bảo toàn tối đa lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ quý giá. Tránh xa các phương pháp chế biến như chiên, rán hoặc thêm quá nhiều đường, vì chúng không chỉ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của khoai lang mà còn khiến bạn nạp vào cơ thể lượng calo dư thừa, gây hại cho sức khỏe.
Tác dụng phụ tiềm ẩn của việc ăn quá nhiều khoai lang
Có thể gây vàng da: Ăn quá nhiều beta-carotene từ các loại thực phẩm như khoai lang có thể gây vàng da.
Có thể gây sỏi thận: Khoai lang rất giàu oxalate nên những người cần tuân theo chế độ ăn ít oxalat, chẳng hạn như những người bị sỏi thận (sỏi canxi oxalate- loại sỏi thận phổ biến nhất), nên tránh ăn nhiều khoai lang.