Hiện tượng khô miệng là gì?
Khô miệng (xerostomia) khi ngủ có vẻ như là một điều khó chịu thỉnh thoảng xảy ra vào ban đêm. Nhưng nếu triệu chứng khô miệng xảy ra thường xuyên thì bạn cần phải được điều trị. Nếu tình trạng này được điều trị, chúng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn đáng kể, bao gồm ăn uống, nói và sức khỏe răng miệng nói chung của bạn.
Nước bọt là yếu tố cần thiết cho sức khỏe răng và nướu. Trong nước bọt có chứa các enzym trong nước bọt giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nếu khô miệng suốt đêm, sức khỏe răng miệng của bạn có thể bị ảnh hưởng mà bạn không hề hay biết.
Các triệu chứng của khô miệng vào ban đêm có thể gồm:
Nước bọt đặc
Hơi thở hôi
Thay đổi vị giác
Vấn đề khi đeo răng giả
Khó nhai hoặc nuốt
Đau họng
Lưỡi có rãnh
Nếu không đủ nước bọt, bạn có thể tăng xuất hiện các mảng bám trong miệng cũng như tưa miệng và lở miệng.
Khô miệng cảnh báo 5 loại bệnh
1. Gan bị tổn thương
Gan có chức năng giải độc cho cơ thể chúng ta và gắn liền với túi mật. Khi chức năng gan bị trục trặc, các cơ quan liên quan cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, dịch do gan và túi mật tiết ra nhiều hơn, khiến miệng có vị đắng.
Khi chúng ta ngủ vào nửa đêm thì dịch mật sẽ theo quá trình trao đổi chất trong cơ thể lưu thông ngược trở lại thực quản, gây ra cảm giác đắng miệng.
2. Bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cũng thường có triệu chứng bị khô miệng khi ngủ vào ban đêm. Họ luôn cảm thấy khát nước, điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì sau khi ăn, một số loại thực phẩm sẽ tích tụ glucose trong dịch ngoại bào. Tuyến yên trong cơ thể không tiết ra được hoocmon dẫn đến nửa đêm sẽ xuất hiện miệng và lưỡi khô.
3. Các bệnh răng miệng
Trong khoang miệng xuất hiện tình trạng khô miệng thì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh nha khoa.
Chúng ta ăn nhiều thức ăn trong một ngày và trong miệng sẽ bị dính cặn thức ăn. Những phần thức ăn dư thừa sẽ gây ra tình trạng vi khuẩn sinh sôi, nếu không được vệ sinh kịp thời. Những vi khuẩn này phá hủy môi trường vi sinh, gây tổn hại đến sức khỏe răng miệng, đồng thời gây ra một số bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng...
Đặc biệt đối với những trẻ em đang trong quá trình phát triển thì càng phải chú ý đến sức khỏe răng miệng. Mỗi người nên đánh răng mỗi sáng và tối. Nhiều người thích ăn các món tráng miệng là đồ ngọt, vì vậy, sau khi ăn những loại thực phẩm này thì nên chú ý phải súc miệng kịp thời để giữ gìn sức khỏe răng miệng.
4. Rối loạn chức năng tuyến giáp
Các biểu hiện lâm sàng của cường giáp bao gồm sợ nóng, vã mồ hôi, run tay, mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ… Bệnh cường giáp cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, như dễ bị kích động, cáu gắt, thậm chí lo lắng, trầm cảm, biểu hiện là sụt cân và tăng nhịp tim.
Các triệu chứng của suy giáp ngược lại với cường giáp, biểu hiện là ớn lạnh, mệt mỏi, tăng cân, tim đập chậm, ngủ nhiều, phản ứng chậm...
5. Rối loạn chức năng đường ruột
Khi rối loạn chức năng đường ruột sẽ có các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, thỉnh thoảng bị đầy hơi. Khi ăn thức ăn quá mặn hoặc nêm nếm nhiều gia vị, có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây khát nước vào ban đêm, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về đường tiêu hóa.
Vì vậy, để tránh mắc phải các vấn đề như trên hay khô miệng, mọi người phải hình thành và duy trì những thói quen tốt, đồng thời phải chú ý cắt giảm đồ ngọt trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên chủ động uống 8 ly nước mỗi ngày để duy trì đủ nước trong cơ thể, ngăn ngừa khô miệng.
Đồng thời, thường xuyên khát nước giữa đêm, bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.