Phụ Nữ Sức Khỏe

Những lưu ý giúp trẻ sớm trả món “nợ miễn dịch” sau khi mắc bệnh

Thời gian gần đây, không ít trẻ vừa tháng trước vào viện vì sốt virrus thì hai, ba tuần sau lại nhập viện vì cúm A, cúm B hay sốt xuất huyết. Tại các khoa nhi của các bệnh viện, tình trạng quá tải đang xảy ra cả tuyến trung ương và địa phương.

Theo các chuyên gia, việc trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, ốm do virus là minh chứng cho hậu quả “nợ miễn dịch” - nghĩa là trẻ không đạt miễn dịch tự nhiên theo đúng độ tuổi do thời gian trẻ giảm tiếp xúc xã hội kéo dài trong đại dịch COVID-19 trước đó, và khi quay trở lại trường thì nhiều loại dịch bệnh thông thường (cúm, Adenovirus, sốt xuất huyết…) lại trở nên phức tạp, tiến triển nặng và thời gian khỏi bệnh lâu hơn. 

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội cho biết, khi trẻ đang mắc bệnh, virus, vi khuẩn sẽ lấy các vi chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt để sinh sôi và phát triển. Tần suất trẻ bị bệnh một năm trung bình khoảng 2-3 đợt. Chính vì vậy giai đoạn trẻ 6 tháng - 5 tuổi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” trẻ rất dễ mắc bệnh và có nguy cơ thiểu kẽm và sắt cao. 

Nhiều dịch bệnh đang bùng phát, thậm chí một số dịch bệnh truyền nhiễm năm nay diễn biến bất thường, nhất là ở trẻ em với số ca nặng tăng lên khiến các cơ sở y tế quá tải.

“Trả nợ miễn dịch” nhanh, hiệu quả cho trẻ

Bên cạnh tiêm phòng, vận động hợp lý thì bổ sung dinh dưỡng với đầy đủ kẽm và sắt cho nhu cầu hàng ngày là yếu tố cốt lõi giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhanh và toàn diện nhất. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện có 60% trẻ thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt. Đặc biệt, thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại. 

Trong khi đó, không phải cứ cho trẻ thức ăn giàu sắt và thức ăn giàu kẽm là hấp thu 100%. Tỷ lệ hấp thu sắt từ thức ăn khá thấp chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%. Do đó chế độ ăn hàng ngày của trẻ dưới 5 tuổi chỉ đáp ứng được 50% kẽm và sắt, ngoài ra trẻ còn dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên cũng là nguyên nhân gây giảm hấp thu sắt, kẽm.

Theo PGS.TS Diệu Thúy, việc bổ sung sắt, kẽm đủ cho nhu cầu hằng ngày đặc biệt sau khi bệnh là yếu tố cốt lõi giúp trẻ sớm hồi phục, tăng cường đề kháng từ đó “trả được món nợ miễn dịch” nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên, có những lưu ý quan trọng cha mẹ cần chú ý.

“Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T - giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì điều hiển nhiên xảy ra là hệ miễn dịch sẽ suy giảm… Cùng với sắt thì kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh”, PGS.TS Diệu Thúy nhấn mạnh tầm quan trọng của sắt và kẽm với hệ miễn dịch.

Khi nào cho trẻ bổ sung thêm sắt và kẽm?

PGS.TS Diệu Thúy khuyến cáo phụ huynh không bổ sung sắt và kẽm khi trẻ đang bệnh. Bởi, lúc trẻ đang bị bệnh, virus, vi khuẩn lấy các vi chất dinh dưỡng đặc biệt vi chất dinh dưỡng sắt để sinh sôi và phát triển. Chính vì vậy, khi đang bệnh không sử dụng sản phẩm có vi chất sắt.

“Sau khi trẻ khỏi bệnh 7-10 ngày thì cần thiết bổ sung sắt kẽm dự phòng cho nhu cầu hàng ngày từ 2-3 tháng để hỗ trợ phục hồi cơ thể, củng cố hệ miễn dịch cho trẻ”, PGS.TS Diệu Thúy nói.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội.

Không ít phụ huynh đã đặt câu hỏi liệu có cần phải xét nghiệm trước khi bổ sung sắt và kẽm hay không?

Trả lời thắc mắc này, Ths.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc xét nghiệm vi chất là không cần thiết trừ khi có chỉ định của bác sĩ khi có nghi ngờ thiếu hụt lớn và đang ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ. Để nhận đủ sắt kẽm, trẻ cần có chế độ đa dạng đầy đủ các thực phẩm giàu kẽm, sắt và có thể bổ sung sản phẩm đáp ứng nhu cầu khuyến nghị sinh lý hàng ngày.

Trả lời thêm cho câu hỏi này, PGS.TS Diệu Thúy cũng cho biết: “Không có đứa trẻ nào chỉ thiếu sắt, hay chỉ thiếu kẽm mà thường thiếu song hành. Việc bổ sung kẽm và sắt đồng thời không có sự cạnh tranh hấp thu. Và đặc biệt khi dùng cùng nhau chúng còn hỗ trợ nhau trong hấp thu”.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi bổ sung sắt và kẽm, việc cân bằng hàm lượng là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, nên lựa chọn sản phẩm có cả sắt và kẽm với tỉ lệ 1:1 để cơ thể trẻ hấp thu được tốt nhất.

Các chuyên gia Nhi khoa đều cho rằng, việc “trả nợ miễn dịch” cho trẻ cần thực hiện càng sớm càng tốt. Trong đó, chú ý các yếu tố dinh dưỡng đặc biệt là sắt và kẽm để giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ một cách hiệu quả nhất./.

Theo Thiên Bình/VOV.VN

Tin liên quan

Hàng trăm học sinh Ischool Nha Trang nhập viện ‘khả năng do nhiễm khuẩn Salmonella’

Hàng trăm học sinh Ischool Nha Trang nhập viện ‘khả năng do nhiễm khuẩn Salmonella’

Bắc Kinh ghi nhận ca tử vong, đóng cửa nhiều trường học vì Covid-19

Trung Quốc ghi nhận 3 ca tử vong vì Covid-19 tại thủ đô Bắc Kinh vào cuối tuần qua. Đây...

Ăn no chớ vội làm ngay 5 điều này: Dạ dày 'kêu cứu', đường tiêu hóa 'gặp nguy', cẩn thận...

Để tránh bị đau dạ dày hay làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bạn cần...

Uống nhầm thuốc cai nghiện ma túy, bé trai 7 tuổi khó thở, nguy kịch

Tưởng thuốc của người cậu mang về để cai nghiện là nước ngọt, bé trai 7 tuổi đã lấy uống...

'Phù phép' nội tạng động vật bẩn thành món ăn đặc sản quen thuộc, khối người ‘xanh mặt’ vì ngộ...

Trong những bữa tiệc cuối năm, các món ăn làm từ nội tạng động vật luôn được nhiều người ưa...

Hai người đàn ông trẻ tuổi ở Hà Nội tử vong vì sốt xuất huyết

Hai người đàn ông ở Hà Nội được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ở ngày thứ...

Hoại tử, thủng 10cm giữa bụng vì hút mỡ

Vì tự ti vòng 2 có nhiều mỡ thừa sau sinh, chị N.T.L (Hà Nội) đã chọn hút mỡ ở...

Tin mới nhất

Top 6 thực phẩm tốt cho mắt, loại thứ 5 có sẵn trong bếp mỗi nhà

6 giờ trước

Uống bột đậu đỏ có tác dụng gì, bạn đã biết chưa?

6 giờ trước

Đậu phụ có tác dụng gì cho sức khỏe và ăn như thế nào là tốt?

7 giờ trước

Trứng cút 'quen mà lạ': Bài thuốc bổ não và trị sinh lý yếu

11 giờ trước

Mận hậu đang vào mùa, làm ngay nước siro mận siêu mát còn ‘lời thêm’ món ô mai mận siêu...

11 giờ trước

4 món cực hấp dẫn và đưa cơm với cá basa

15 giờ trước

Đừng sốt chua ngọt nữa, sườn làm như thế này mới khiến chồng con cực mê

15 giờ trước

Làm tôm sốt chua ngọt đừng quên cho thêm thứ này, đảm bảo ngon hơn rất nhiều

15 giờ trước

Cách chế biến canh củ sen hầm sườn non thơm ngon đãi cả nhà

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình