Thêm đậu phụ
Đậu phụ có hương vị của đậu nành và đặc biệt nó khả năng hấp phụ mạnh. Nếu món canh của bạn cho quá nhiều muối, hãy cho vào một vài miếng đậu phụ, đậu phụ sẽ ngay lập tức hấp thụ muối trong canh, thậm chí làm tăng hương vị thơm ngon của món súp.
Không chỉ với món bị mặn, bị cay, nếu cho quá nhiều các gia vị khác, bạn cũng có thể sử dụng đậu phụ để hấp thụ đậu chúng. Sau khi món ăn hoàn thành, bạn có thể ăn đậu hoặc bỏ chúng tùy ý.
Thêm đường
Khi nấu các thịt và các món ăn cay, nếu vô tình thêm nhiều muối, bạn có thể thêm một ít đường vào. Đường sẽ làm giảm cảm giác mặn và cay, thậm chí còn tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn.
Tuy nhiên, mặc dù mẹo này sẽ giúp làm giảm vị mặn nhưng nó lại không làm giảm lượng muối đi vào cơ thể. Đối với những người được bác sĩ khuyên nên ăn ít muối, hãy thận trọng khi ăn.
Cho cơm
Cho cơm vào một miếng vải sạch, buộc chặt lại, sau đó thả vào nồi canh. Cơm sẽ giúp hút bớt vị mặn của canh.
Cho trứng
Cho một lòng trắng trứng gà sống vào nồi canh, đun cho canh sôi lại. Lòng trắng chín rồi bông lên sẽ hấp thụ phần muối thừa, canh sẽ nhạt bớt. Sau đó, nếu không muốn có trứng trong canh, dùng muôi vớt bỏ lòng trắng ra.
Với canh xương, hoặc canh thập cẩm, dùng muôi thủng vớt các loại "cái" trong canh ra ngoài rồi cho lòng trắng trứng gà vào, đun sôi trong 15 phút. Sau đó, vớt hết trứng nổi lên trên bề mặt nước canh rồi lại cho "cái" vào đun lại đến khi ăn. Cách này sẽ giúp cho canh giảm độ mặn và không còn gợn của lòng trắng trứng gà.
Nếu không thích vớt trứng, bạn có thể để rồi thưởng thức.
Thêm khoai tây
Khoai tây có thể hút được vị mặn mà không làm hỏng hương vị của món ăn. Nếu món ăn bị mặn, chỉ cần thả một ít khoai tây vào nó sẽ có tác dụng trong một phút. Trước khi ăn canh, bạn có thể vớt khoai tây ra nếu thích.
Thêm chanh hoặc giấm
Vắt thêm ít chanh hoặc cho vài giọt giấm vào nồi canh bị mặn. Chỉ cần một lượng nhỏ giấm gạo hoặc nước chanh cũng sẽ trung hòa vị mặn của món canh.
Lưu ý: Không nên cho quá nhiều chanh hoặc giấm vì nó sẽ ảnh hưởng đến hương vị của canh