Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹ cho con ăn dặm quá nhiều cà rốt, bé 10 tháng tuổi bị vàng da, bác sĩ lý giải nguyên nhân bất ngờ

Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, có thể bẩm sinh hoặc do bệnh lý. Thông thường, tình trạng này sẽ hết khi trẻ lớn lên, trong trường hợp nếu da vẫn còn vàng, nó có thể liên quan tới nhiều yếu tố.

Theo thông tin từ báo Phụ nữ Việt Nam, tình trạng vàng da rất phổ biến ở trẻ, nó có thể do bẩm sinh hoặc tác động từ môi trường, đặc biệt là chế độ ăn uống sai cách.

Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, có thể bẩm sinh hoặc do bệnh lý. Thông thường, tình trạng này sẽ hết khi trẻ lớn lên, trong trường hợp nếu da vẫn còn vàng, nó có thể liên quan tới nhiều yếu tố.

Theo đó, mẹ của Ning Ning đưa con tới Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc và Tây y tổng hợp tỉnh Chiết Giang, lo lắng hỏi bác sĩ: "Con tôi bị vàng da như vậy, có phải do gan bị vấn đề gì không".

Ban đầu, người mẹ nghĩ mặt con gái mình hơi vàng nhưng gần đây cô phát hiện lòng bàn tay, bàn chân của con đều vàng sẫm, hơn nữa bé bẩm sinh đã bị vàng da.

Lo lắng con có vấn đề bất thường ở gan, người mẹ mới đưa con tới bệnh viện điều trị. Sau khi thăm khám, bác sĩ biết được Ning Ning hiện 10 tháng tuổi, đang trong giai đoạn ăn dặm. Người mẹ tin rằng cà rốt rất bổ dưỡng nên thường xuyên cho con gái mình ăn dặm. Ngoài ra, cô còn cho con ăn thêm bí ngô hằng ngày, thỉnh thoảng còn cho con ăn cam, quýt.

Tình trạng vàng da rất phổ biến ở trẻ, nó có thể do bẩm sinh hoặc tác động từ môi trường, đặc biệt là chế độ ăn uống sai cách - Ảnh: Phụ nữ Việt Nam

Bác sĩ cho biết, tình trạng vàng da của Ning Ning rất có thể liên quan đến việc bổ sung thực phẩm ăn dặm không đúng cách

Nếu cơ thể con người hấp thụ một lượng lớn carotene từ thức ăn trong một thời gian ngắn, sự hấp thụ vượt quá khả năng trao đổi chất, caroten sẽ đi vào các cơ quan của cơ thể theo máu, bao gồm cả da nên dẫn tới hiện tượng vàng da bất thường. Trong Tây y gọi là “tăng caroten huyết”.

Bên cạnh đó, trong Đông y cho rằng, nguyên nhân là do nội tạng của trẻ còn yếu, ăn quá nhiều thực phẩm giàu caroten sẽ khiến hoạt động của lá lách kém đi, gan không có khả năng đào thải và hoạt động bất thường, kết quả là caroten tràn vào mạch máu, thấm vào da, khiến khuôn mặt trở nên vàng vọt.

Tình trạng của Ning Ning sau một thời gian điều chỉnh chế độ ăn, da dẻ dần trở lại màu sắc bình thường.

Dẫn tin từ Kinh tế Đô thị, Hiệp hội Nhi khoa Canada (CPS) khẳng định vàng da sơ sinh (Jaundice) khá phổ biến. Nó làm cho da mặt và ngực, mắt... chuyển sang màu vàng, thường xuất hiện từ 1- 4 ngày tuổi sau sinh.

Sở dĩ có hiện tượng này là do nồng độ sắc tố bilirubin trong máu cao. Đây là một trong những sản phẩm phụ được tạo ra khi các tế bào hồng cầu vỡ ra.

Thông thường, gan loại bỏ bilirubin ra khỏi máu, sau đó thải nó ra ngoài qua đường phân và nước tiểu. Trong thời gian mang thai, gan mẹ bầu sẽ loại bỏ bilirubin cho thai nhi. Sau khi chào đời, phải mất một thời gian gan của bé mới bắt đầu làm việc nên sắc tố này sẽ tích tụ trong máu khiến da có màu vàng.
Theo giới nhi khoa cũng cần phân biệt vàng sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh.

Vàng da sinh lý có thể nhẹ với trẻ đủ tháng, bình thường vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, và thường sẽ biến mất trong vòng một tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng.

Ảnh minh họa: Sức khoẻ Đời sống

Nguyên nhân gây hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra.

Ngược lại, vàng da bệnh lý là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.

Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau một tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng, mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt.

Một số nguyên nhân gây vàng da sơ sinh bệnh lý như: Bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh), bệnh lý tan máu (thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng), xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh…

Ngoài ra còn có các yếu tố như tiền sử gia đình, có anh chị em ruột bị vàng da, có vết thâm tím khi sinh, mang rối loạn di truyền nhất định như hội chứng Gilbert, các khuyết tật của màng tế bào hồng cầu bẩm sinh...; do mắc bệnh xơ nang hay bị nhược giáp, do sinh non dưới 28 tuần thai...

Tuệ Anh (TH)

Tin liên quan

Trẻ có cân nặng khi sinh thấp, nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao gấp 4 lần

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có cân nặng khi sinh thấp có nguy cơ cao...

Trương Mỹ Nhân khoe nhan sắc rạng rỡ ở những tháng cuối thai kì, hé lộ thời điểm nhóc tì...

Dù ở những tháng cuối thai kỳ, song bà xã Phí Ngọc Hưng vẫn giữ được thần sắc tươi tắn,...

Mẹ bầu thừa cân, béo phì khi mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bà mẹ béo phì hoặc thừa cân trước hoặc trong thời gian...

Bác sĩ phát hoảng vì người phụ nữ sa tử cung suốt 30 năm nhưng vẫn làm một việc

Khi đến bệnh viện khám, bác sĩ hốt hoảng vì lời xác nhận của người phụ nữ, ông giật mình...

Đàn ông nghỉ thai sản càng dành nhiều thời gian chăm con thì càng ít có khả năng nhậu nhẹt,...

Việc nghỉ phép thai sản của người cha không chỉ thúc đẩy sự bình đẳng giới trong việc chăm sóc...

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai khơi dậy tình mẫu tử: Điều thiêng liêng và hạnh phúc về...

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi để chuẩn bị cho việc nuôi...

Mẹ bầu siêu âm bao nhiều lần là đủ trong quá trình mang thai?

Nhiều bà bầu có xu hướng đi khám thai liên tục vì luôn trong tình trạng cảm thấy lo lắng.

Tin mới nhất

Cẩn thận dùng điều hòa sai cách khiến trẻ méo mồm, liệt mặt nguy hiểm: Bác sĩ hướng dẫn cách...

2 giờ trước

Người lớn có bị tăng động, giảm chú ý? Chuyên gia chỉ dấu hiệu nhận biết khiến ai cũng thấy...

2 giờ trước

Những triệu chứng nhiễm giun thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm

14 giờ trước

10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5

1 ngày 2 giờ trước

4 thứ tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro cho trẻ nhỏ

1 ngày 3 giờ trước

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

1 ngày 3 giờ trước

Nhiều người cấm con đọc truyện tranh nhưng không hay biết 9 điều đặc biệt

1 ngày 3 giờ trước

Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước

1 ngày 3 giờ trước

'Chết sững” khi đọc mẩu giấy vụn trong phòng con trai

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình