Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹ bầu bị sốt do tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Sau khi tiêm phòng uốn ván, bà bầu có thể bị sốt nhẹ. Đây là một phản ứng hết sức bình thường khi vắc xin vào cơ thể và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Tôi đang mang thai ở tuần thứ 26. Theo tư vấn của bác sĩ, tôi đi tiêm phòng uốn ván nhưng sau khi tiêm một ngày tôi bị sốt lên tới 38,5 độ. Liệu, mẹ sốt như vậy có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Tôi có nên sử dụng thuốc hạ sốt hay không? (Nguyễn Thị Nhung, 27 tuổi, Hà Nội)

Theo bác sĩ tư vấn của trung tâm Tiêm chủng trẻ em và người lớn, sau khi tiêm phòng uốn ván bà bầu có thể bị đau tay. Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin.

Ngoài ra, khi về nhà bà bầu có thể bị sốt nhẹ. Đây là một phản ứng hết sức bình thường khi vắc xin vào cơ thể, bạn không nên quá lo lắng. Nếu bị sốt cao trên 38,5 độ bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường nhưng thường trường hợp sốt cao rất ít và tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Tại sao bà bầu cần phải tiêm phòng uốn ván?

Theo bác sĩ Hoàng Ánh Quyết (Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng Hà Nội), tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thực tế là tiêm trước phơi nhiễm bởi mẹ có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván trong cuộc sinh còn bé có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván khi cắt dây rốn. Bà bầu nên tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe bản thân và cho bé.

“Tiêm phòng uốn ván mục đích là tạo kháng thể cho mẹ trước một cuộc sinh và cho bé trước khi cắt dây rốn.

Bà mẹ có thai lần đầu hay còn gọi mang thai con so cần tiêm 2 mũi, trong đó mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Thời gian tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, do 3 tháng đầu của thai kỳ người mẹ có thể gặp những rắc rối như mệt mỏi, nôn, nghén nên về mặt chuyên môn không tiêm vào 3 tháng đầu.

Khoảng 20 tuần trở lên (3 tháng giữa thai kỳ) bà mẹ nên tiêm phòng uốn ván mũi đầu và sau 1 tháng, bà mẹ có thể tiêm mũi thứ 2. Nếu mẹ bầu nào tiêm mũi thứ 2 muộn thì nên tiêm trước khi dự kiến sinh ít nhất 1 tháng”, bác sĩ Quyết cho biết.

Bên cạnh đó, bác sĩ Quyết cũng chia sẻ thêm, những lần mang thai sau, mẹ bầu chỉ cần tiêm một mũi phòng uốn ván. Ngoài ra, nếu lần mang thai thứ 2 cách lần mang thai đầu trên 10 năm, mẹ bầu cũng có thể tiêm phòng  2 mũi uốn ván.

“Các kỳ có thai sau mẹ bầu chỉ cần tiêm một mũi phòng uốn ván, gọi là mũi 3. Hai mũi tiêm phòng uốn ván có giá trị miễn dịch  trong vòng 10 năm. Nếu mẹ bầu đã tiêm 2 mũi uốn ván rồi thì 10 năm sau tiêm nhắc lại hoặc nhắc lại ở những lần có thai sau. Thời gian ngắn nhất để mẹ bầu có thể tiêm nhắc lại mũi phòng uốn ván thứ 3 là 1 năm.

Việc tiêm nhắc lại mũi uốn ván khi mang thai vô cùng cần thiết bởi trước một cuộc sinh, các mẹ cần phòng tránh phơi nhiễm uốn ván, bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi.”, bác sĩ Quyết cho hay.

Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian phù hợp nhất tiêm phòng uốn ván, tránh 3 tháng đầu mẹ bầu hay bị ốm nghén.

Mẹ bầu cần tiêm phòng uốn ván theo tuổi thai và số lần mang thai. Lần mang thai đầu tiêm 2 mũi phòng uốn ván còn những lần mang thai sau tiêm nhắc lại 1 mũi.

Trường hợp thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 trước dự kiến sinh ít nhất 1 tháng.

Bộ Y tế quy định trong thời kỳ mang thai bà mẹ chỉ có thể được tiêm phòng uốn ván theo quy định, không được tiêm các mũi khác.

Trường hợp trong thời gian mang bầu nếu mẹ bị chó mèo cắn, bác sĩ sẽ có thể tiêm phòng dại cho mẹ nhưng tùy theo mức độ dịch tễ phơi nhiễm dại mà bác sĩ quyết định tiêm hay không tiêm.

Theo Phong Linh/Người Đưa Tin

Tin liên quan

Bà bầu ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể trong suốt thai kỳ?

Những thực phẩm “vàng” dưới đây sẽ giúp bà bầu giải đáp thắc mắc nên ăn gì để bổ sung...

Tại sao bà bầu nhất định phải ăn hồng xiêm trong thai kỳ?

Những lý do dưới đây sẽ giúp bà bầu giải đáp thắc mắc tại sao nên ăn hồng xiêm trong...

Bà bầu bị táo bón thai kỳ nguyên nhân do đâu và cách phòng tránh hiệu quả nhất

Táo bón là vấn đề phổ biến xảy ra ở phụ nữ mang thai, nó có thể gây khó chịu,...

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng ê ẩm trong suốt quá trình mang thai

Thai nhi càng lớn, tần suất, mức độ đau vùng thắt lưng và cột sống lưng sẽ càng nghiêm trọng...

Vợ sinh con, nguy cơ đàn ông tự tử tăng 20 lần

Cơ quan y tế hàng đầu Anh quốc cảnh báo tỉ lệ đàn ông bị trầm cảm sau sinh xấp...

Phụ nữ sinh con trai dễ mắc trầm cảm hơn con gái

Các bà mẹ đẻ con trai có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh nhiều hơn 80% so với người...

Sự thật về việc bà bầu uống nước dừa sinh con da trắng trẻo

Tôi được khuyên rằng trong thai kỳ nên uống nước dừa hằng ngày để con ra đời trắng trẻo có...

Tin mới nhất

Nghĩ chồng có quỹ đen ngoại tình, tôi bòn rút tạo tiền riêng, đến ngày anh mất phát hiện sự...

1 ngày 6 giờ trước

Bị chồng đuổi khỏi nhà không xu dính túi, tôi thản nhiên rời đi chỉ để lại một thứ đủ...

1 ngày 6 giờ trước

Đi xét nghiệm để cứu mẹ, 3 con trai bàng hoàng phát hiện mình không phải con ruột, bí mật...

1 ngày 7 giờ trước

Một hành động "kỳ lạ" này của vợ bầu, 9 tháng 10 ngày, tôi bủn rủn tay chân, khổ sở...

1 ngày 7 giờ trước

Nghe tiếng chồng thở gấp trong điện thoại, tôi lao đến địa chỉ định vị thì tá hỏa khi thấy...

1 ngày 8 giờ trước

Phát hiện vợ giấu chuyện từng kết hôn trong đêm động phòng, tôi đòi ly hôn nhưng 'hóa đá' khi...

1 ngày 8 giờ trước

Nếu không muốn ‘rước bệnh’ vào người, chị em nên từ chối 3 việc này khi quan hệ

1 ngày 8 giờ trước

Nửa đêm nghe tiếng rên rỉ từ phòng bố chồng, lén nhìn qua khe cửa, tôi liền bủn rủn tay...

1 ngày 9 giờ trước

Bất ngờ về nhà chồng không báo trước, tôi bủn rủn tay chân khi nhìn thấy món đồ đang phơi...

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình