Phụ Nữ Sức Khỏe

Màng mề gà trị bệnh đường tiêu hóa

Màng mề gà là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với tên thuốc là kê nội kim. Mề gà bổ đôi, bóc lấy lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề (cần nhẹ tay để khỏi làm rách màng), rửa sạch, phơi khô.

Màng mề gà là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với tên thuốc là kê nội kim. Mề gà bổ đôi, bóc lấy lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề (cần nhẹ tay để khỏi làm rách màng), rửa sạch, phơi khô. Dược liệu là những tấm mỏng méo mó hoặc gần hình tròn, dài và rộng gần bằng nhau. Mặt ngoài màu vàng óng hoặc nâu vàng, có khi hơi màu lục, có những vết nhăn dọc, chất giòn, dễ vỡ vụn. Khi dùng rửa qua, thái miếng, sao với cát cho phồng. Có khi còn rang to lửa cho vàng đen.

Màng mề gà có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, chữa các chứng đau bụng, ăn uống kém, bụng đầy trướng, khó tiêu, đại tiện lỏng, viêm ruột già, đái són

Màng mề gà cho vị thuốc kê nội kim.

Chữa đau dạ dày: màng mề gà 10g, nga truật 30g, cam thảo 10g, tán thành bột, uống mỗi ngày 4g trước bữa ăn 30 phút.

Thuốc bổ tỳ cho trẻ em gầy còm, biếng ăn: màng mề gà 2 cái, hoài sơn 80g, thần khúc 20g, sơn tra 12g, sa nhân 4g. Tất cả rang giòn, tán rây thành bột mịn. Mỗi lần uống 6g, ngày 2-3 lần với nước cơm hoặc nước ấm.

Chữa đầy bụng, đái rắt, đái buốt: màng mề gà sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần với nước ấm.

Trị bệnh đườngtiêu hóa, đau bụng, khó tiêu: gạo tẻ 100g nấu cháo; màng mề gà 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, gia vị vừa đủ (muối hoặc đường). Mỗi ngày ăn 2 lần.

Chữa ho gà: màng mề gà 10g (sao vàng thành bột), mật ong 50g, tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước). Hòa đều, đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.

Chữa sỏi đường tiết niệu: màng mề gà 30g, đảm tinh 10g, sơn tra 30g. Tất cả đem tán nhỏ. Mỗi lần uống 3g với nước ấm, ngày 2 lần.

Viêm đại tràng mạn tính: màng mề gà 10g, bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g.

Trị tiêu chảy, trẻ em suy dinh dưỡng: gạo tẻ 50g nấu thành cháo; màng mề gà 10g, hoài sơn 30g, sao vàng tán bột, trộn đều, mỗi lần cho 5g bột vào cháo; ngày ăn 1-2 lần, ăn liền trong 5-7 ngày.

Chữa viêm loét, cam răng ( thuốc dùng ngoài): màng mề gà đốt tồn tính, tán bột, hoà với dầu vừng, bôi.

Theo DS Đặng Văn Nam/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Món ăn trị đau nhức răng

“Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” đủ để nói lên nỗi khổ khi bị đau nhức răng. Đau...

Món ăn bài thuốc dễ làm từ thịt heo

Canh thịt heo kỷ tử chữa hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy nhược, chân giò lợn hầm lạc nhân...

Người bị đau dạ dày nhất định phải biết những món ăn đơn giản này

Những món ăn đơn giản dưới đây không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà...

Bổ thận ích tinh nhờ bầu dục lợn

Bầu dục lợn là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn. Bầu dục lợn chứa nhiều protid, lipid, canxi,...

Nho khô ngâm giấm - xua bệnh, sống lâu

“Gốc tự do” trong cơ thể có nhiệm vụ bảo vệ chúng ta trước các mầm bệnh xâm nhập. Đây...

Chữa mất ngủ hiệu quả với canh hoa thiên lý nấu cá diếc

Canh hoa thiên lý nấu cá diếc với vị ngọt tự nhiên, thanh mát là một trong những món ăn...

Các món ăn từ cá diếc - 'thần dược' chữa bệnh tiểu đường, viêm đại tràng và cao huyết áp

Cá diếc không chỉ bổ dưỡng mà còn là bài thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Bài viết này sẽ...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

10 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

11 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 1 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 1 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 1 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 5 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 6 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 10 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình