Ngô hay còn gọi là bắp được xem là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Không phải tự dưng, người ta đặt cho nó cái tên vô cùng mĩ miều "nữ hoàng dinh dưỡng" trong thực đơn bữa sáng của mỗi gia đình.
Theo nghiên cứu dinh dưỡng cho rằng, các chất dinh dưỡng trong ngô cũng được phân bổ tương tự như gạo. Hàm lượng protein trong ngô là 8,5 – 10g%, lipid trong hạt ngô toàn phần từ 4 – 5g%, gluxit trong ngô khoảng 60g% trong đó chủ yếu là tinh bột,... Ngoài ra, hàm lượng vitamin của ngô gấp 4-5 lần so với gạo.
Loại thực phẩm này có tác dụng rất tốt cho việc tăng cường sức khỏe, cải thiện não bộ, cải thiện thị lực, chống lão hóa và ung thư, ngăn ngừa thiếu máu, làm đẹp da, giảm cholesterol... Việc ăn ngô vào buổi sáng được đánh giá là nhóm thực phẩm hữu ích cho cơ thể. Đặc biệt, những người có chế độ giảm cân đều lựa chọn ngô là thực phẩm không thể thiếu cho bữa ăn hàng ngày.
Mặc dù, ngô đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thế nhưng nhiều người đã lạm dụng loại thực phẩm này. Thực chất, ngô không phải là một loại rau mà là một loại ngũ cốc, nên việc ăn quá nhiều vô hình trung sẽ mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Bởi vì, hệ thống tiêu hóa trong cơ thể con người không đủ lượng enzim để tiêu hóa hết hàm lượng xen-lu-lô có trong ngô.
Các chuyên gia khuyến cao người sử dụng ngô cần lưu ý hạn chế nếu gặp những dấu hiệu sau:
1. Người có chức năng tiêu hóa kém
Ngô chứa hàm lượng tinh bột khá cao, kết hợp khối lượng hạt bắp nặng hơn các loại hạt khác nên người có chức năng tiêu hóa kém sẽ cảm giác đầy hơi, khó tiêu khi sử dụng loại thực phẩm này.
2. Người thiếu canxi, sắt
Hàm lượng lương thực thô của ngô có chứa nhiều chất xơ và axit phytic nên khi kết hợp với nhau dễ tạo nên chất kết tủa gây khó khăn trong việc hấp thu khoáng chất. Bởi vì vậy, người thiếu canxi, sắt không nên ăn ngô.
3. Bệnh nhân tiểu đường
Theo nghiên cứu khoa học, nếu cơ thể người chứa lượng carbohydrate cao sẽ dẫn tới tình trạng tăng lượng đường trong máu. Cho nên, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế việc sử dụng ngô.