Phụ Nữ Sức Khỏe

Khốn khổ vì viêm tai do đi bơi: Phòng bệnh như thế nào?

Viêm tai ngoài do đi bơi là tình trạng nhiễm trùng ống tai và khá phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ thường xuyên đi bơi hoặc tắm bồn khiến nước vào ống tai.

Nhập viện vì viêm tai

Anh Đỗ Mạnh Liên (Long Biên, Hà Nội) mệt mỏi với cô con gái 11 tuổi, chỉ trong mùa hè mà bé phải vào viện 3 lần vì viêm tai ngoài. Anh Liên cho biết từ đầu mùa hè cháu thường xuyên được mẹ cho đi bơi và bị nước vào trong lỗ tai.

Sau khi nước vào tai, bé có sử dụng bông tăm để vệ sinh tai nhưng bông tăm lỏng, chất lượng kém nên bông tụt lại trong tai và trở thành ổ sống cho vi trùng, vi khuẩn hoạt động.

Khi về nhà, bé thường ngứa tai và sau đó trở thành viêm ống tai nặng. Sưng hết cả nửa mặt. Bác sĩ đi gắp ra cục bông đọng lại trong tai, cho uống kháng sinh cũng không đỡ. Sau đó con anh Liên phải vào viện truyền kháng sinh điều trị 4 ngày.

Về nhà, bé lại đi bơi và 2 tuần sau tai lại viêm lần nữa. Anh Liên thở dài không hiểu tại sao cứ viêm đi viêm lại. Cả mùa nghỉ hè thì đi viện 3 lần.

“Dù cho bé đeo bịt tai cũng không ăn thua mà cháu lại thích bơi lắm nên bố mẹ chẳng biết làm thế nào”, anh Liên kể.

Viem tai ngoai do di boi

Khốn khổ vì viêm tai do đi bơi - Ảnh minh họa: Internet

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng ống tai, phần ngoài cùng trong cấu trúc tai (đoạn chạy từ lỗ tai ngoài đến màng nhĩ).

Viêm tai do bơi lội thường khác với viêm tai do nhiễm trùng mũi họng. Đây là viêm tai giữa, hai loại viêm tai này ngăn cách nhau bởi màng nhĩ, tức là ở sâu hơn viêm tai ngoài.

Thông thường, viêm tai ngoài do bơi gây ra bởi vi khuẩn, nhưng đôi khi có thể do virus hoặc nấm.

Biểu hiện của viêm tai ngoài do đi bơi người bệnh thường cảm thấy ngứa trong tai; đau, tình trạng đau tăng dần có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt của bạn như khó há miệng, nhai ngáp đều đau, thậm chí đau không ngủ được; nghe giảm (âm thanh đi vào tai giữa giảm khi ống tai sưng nề).

Ngoài ra, tai có thể bị chảy dịch lỏng hoặc mủ từ trong tai ra ngoài. Khi kéo tai hoặc ấn vào ngay nắp bình tai (phần sụn ở phía trước tai) thấy đau.

Vì sao đi bơi dễ bị viêm tai

Lý giải nguyên nhân vì sao đi bơi có thể gây viêm tai, PGS Đào cho biết do tai có lớp lông, da, biểu bì và các tuyến ráy tiết ra ở tai giúp bảo vệ, chống lại vi trùng gây bệnh.

Nhất là hệ thống tuyến ráy tai - phủ lên lớp da ống tai ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nhưng nếu hay ngoáy tai, làm da bị trầy xước, vi khuẩn có thể xâm nhập vào ống tai và gây nhiễm trùng.

Khi đi bơi, người ta thường thấy nước vào trong tai và lấy tăm bông, ngón tay, kẹp tóc, mũ bút hoặc bất cứ thứ gì khác để làm sạch tai, nó có thể làm mất đi ráy tai bảo vệ hoặc làm trầy xước da của bạn. Ngay cả khi sử dụng nút tai, nếu không biết sử dụng hoặc sử dụng quá lâu cũng có tác hại này.

nhiem trung ong tai ngoai nguy hiem nhu the nao

Dấu hiệu của nhiễm trùng ống tai - Ảnh minh họa: Internet

Ống tai thường xuyên bị ẩm do nước, có thể làm bong mất lớp ráy tai và làm mềm da, giúp vi trùng dễ dàng xâm nhập hơn vào tổ chức dưới da gây bệnh.

Khi bị viêm ống tai, vi khuẩn có thể lan sâu hơn vào da hoặc đến các bộ phận khác trên cơ thể bạn. Một tình trạng hiếm gặp là viêm tai ngoài ác tính, xảy ra khi nhiễm trùng di chuyển vào xương và sụn trong đầu của bạn.

Để phòng viêm tai do đi bơi, bác sĩ Đào khuyến cáo khi đi bơi chỉ làm khô tai bằng khăn sau khi bơi hoặc tắm bằng cách nghiêng đầu và kéo dái tai của bạn theo các hướng khác nhau trong khi tai của bạn hướng xuống.

Tránh đặt các đồ vật như tăm bông hoặc ngón tay của bạn vào ống tai hoặc tự lấy ráy tai - cả hai hành động này có thể làm hỏng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, có thể làm khô tai bằng máy sấy tóc đặt ở chế độ thấp nhất và giữ nó cách tai ít nhất một khoảng (khoảng 0,3 mét). Nếu tai không bị thủng màng nhĩ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai không cần kê đơn hoặc các loại nút tai khi bơi.

Có thể tự pha thuốc nhỏ tai để làm sạch nếu bơi ở nơi nước bẩn: Hỗn hợp này gồm một phần giấm trắng với một phần cồn 70°, có thể giúp thúc đẩy quá trình làm khô và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm vào cuối mỗi buổi bơi, nhỏ 5 giọt dung dịch vào mỗi tai, để trong tai khoảng 5 phút rồi nghiêng tai cho chảy ra ngoài.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Hơn 25 nghìn người mắc ung thư gan: Vì sao Việt Nam đứng đầu khu vực?

Ung thư gan đang trở thành căn bệnh ung thư đáng sợ nhất với tỷ lệ mắc tăng lên nhanh...

Không uống rượu bia gan vẫn bị tàn phá: Bác sĩ chỉ nguyên nhân vì sao?

Nhiều trường hợp phụ nữ, trẻ nhỏ không uống bia rượu nhưng gan vẫn bị tàn phá âm thầm nếu...

Đau dưới sườn: Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư của chàng trai tuổi 24

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội đã cấp cứu và phẫu thuật cho...

Không bia, rượu vẫn… say xỉn và hỏng gan vì nguyên nhân khó tin

Thông qua trường hợp một thanh niên say đến nhập viện dù… không uống bia, rượu, các nhà khoa học...

Mách bạn những cách giảm đau bụng kinh tốt nhất

Làm gì khi đau bụng kinh xuất hiện đi kèm chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng là vấn đề làm...

Cách trị hôi miệng bằng mật ong giúp 'thổi bay' hơi thở nặng mùi

Có nhiều phương pháp dân gian trị hôi miệng hiệu quả, trong đó mật ong được chọn lựa và áo...

Ngứa núm vú ở phụ nữ: Dấu hiệu của những căn bệnh không ngờ tới

Nhiều phụ nữ khi gặp hiện tượng ngứa núm vú, đau ngực thường bỏ qua và không tìm hiểu rõ....

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

11 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

11 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

11 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 2 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 2 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 2 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 6 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình